Văn bản ngữ văn 8

Trần Diệu Linh

Câu 1: Em hãy kể tên một văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 viết về đề tài người nông dân đã được học trong chương trình Ngữ Văn 8 ( HKI). Nêu rõ tên tác giả?

Câu 2: Trong các truyện kí Việt Nam hiện đại em học ở lớp 8, văn bản nào được viết theo thể loại hồi kí? Vì sao em biết?

Câu 3: Trong các văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930 -1945, văn bản nào cho em hiểu rõ nhất về phẩm chất người phụ nữ Việt Nam?Nêu một vài phẩm chất của nhân vật phụ nữ ấy?

Câu 4: Hãy giải thích nhan đề của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (tác phẩm Tắt đèn - Ngô Tất Tố)?

Câu 5: Đọc văn bản Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng), ta thấy chú bé Hồng đã hai lần bật khóc. Em cảm nhận như thế nào về tâm trạng của Hồng trong hai tình huống ấy?

Câu 6: Nêu những điểm giống nhau về nghệ thuật của văn bản Trong lòng mẹ (trích: Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng), Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố), Lão Hạc củaNam Cao?

Câu 7: Ở phần cuối truyện Lão Hạc của Nam Cao, khi đứng trước những bế tắc của cuộc sống, lão Hạc đã tìm đến cái chết như để giải thoát. Em có đồng tình với cách giải quyết này không?Vì sao?
Các bạn giúp mình với ạ.Thanks

Ngọc Lan Tiên Tử
22 tháng 6 2019 lúc 16:36

Câu 4: Hãy giải thích nhan đề của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (tác phẩm Tắt đèn - Ngô Tất Tố)?

"Tức nước vỡ bờ" cũng chính là nội dung của đoạn trik trong tp " Tắt đèn" của Ngô Tất Tố.
Bn muốn giải thik nó à? CHúng ta cùng giải thik từng cụm từ và liên hệ với nội dung đoạn trik xem nhé

"Tức nước" tức là sao??? Nước rất là đầy, như muốn ập ra rồi ---> vì thế mà nó dẫn đến "vỡ bờ"
Vd như ở đê vậy, khi nước nhiều và mạnh, dâng lên thì sắt sẽ vỡ đê.
CŨng giống như chị Dậu, nhịn trong lòng lâu rồi, thậm chí phải hạ giọng để cầu xin nhà ông lí nhưng đổi lại ko đc gì, cục tức, sự căm hờn, fẫn nộ của hcị như nước ấy, đã bắt đầu dâng lên và ngập ứ rồi, nó đnag chực trào ra, vì thế khi chị Dậu vùng lên để đánh ng nhà lí trưởng cũng là lúc bờ vỡ, khi đó mức chị đựng đã quá rồi
Cũng giống câu" COn giun xéo lắm cũng quằn" ấy mà

Bình luận (1)
Thời Sênh
22 tháng 6 2019 lúc 17:37

Câu 1

- Lão Hạc (Nam Cao)

- Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố)

Câu 2

Văn bản viết theo thể loại hồi kí : Trong lòng mẹ

Vì : Tác giả nhớ và kể lại câu chuyện của chính mình trong quá khứ

Câu 3

Văn bản Tức nước vỡ bờ

Phẩm chất của chị Dậu :

- Mộc mạc, hiền dịu, vị tha, khiêm nhuờng, nhẫn nhục

- Giauf tình thuơng chồng, con và có tinh thần phản khán mãnh liệt của người nông dân hiền lành, chất phác

Câu 4

Hành động đấu tranh của chị Dậu đã biểu hiện rõ được cái nhan đề. Khi con người bị áp bức bóc lột tới một giới hạn nhất định con người sẽ vùng lên đấu tranh để đòi lại công lý, “con giun xéo lắm cũng quằn”. Hành động của chị Dậu đã làm tăng lên ý nghĩa của hành động biết đấu tranh chống lại cái ác và cái xấu.

Mặc dù tự phát, song hành động của chị cho thấy sức mạnh tiềm tàng của người nông dân. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, từ tình yêu thương. Đây là đoạn văn sảng khoái nhất trong hơn một trăm trang Tắt đèn.

Câu 5

Tâm trạng của bé Hồng ở hai lần bật khóc khác nhau

- Lần thứ nhất : Bé Hồng cảm thấy uất ức, phẫn nộ khi người cô nói xấu mẹ

- Lần thứ hai : Hồng cảm thấy hạnh phúc khi gặp lại mẹ

Câu 6

Nghệ thuật : Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động

Bình luận (1)
Trần Diệu Linh
22 tháng 6 2019 lúc 20:06

Câu 7: Ở phần cuối truyện Lão Hạc của Nam Cao, khi đứng trước những bế tắc của cuộc sống, lão Hạc đã tìm đến cái chết như để giải thoát. Em có đồng tình với cách giải quyết này không?Vì sao?

- Em đồng ý

- Vì Cái chết của lão Hạc là một cái chết đau đớn nhưng chứa đầy ý nghĩa. Vì thương con nên lão không muốn chạm vào số tài sản mà lão để lại cho con. Lão không muốn phiền hà hàng xóm cũng như không muốn làm mất lòng tự trọng của mình. Lão nghĩ rằng cái chết của lão còn là sự trừng phạt để tạ lỗi với "cậu Vàng" nên lão đã ăn bã chó để tự kết thúc đời mình và xem đó là lối thoát tốt nhất

Bình luận (0)
minh nguyet
22 tháng 6 2019 lúc 17:44

Tham khảo:

Câu 5:

+ Tiếng khóc của Hồng khi nói chuyện với bà cô: tiếng khóc của sự căm phẫn bà cô thâm độc, xấu xa và là tiếng khóc của lòng lòng thương mẹ, xót xa đau đớn khi mẹ bị người khác nói xấu, nói sai về mẹ.
+ Tiếng khóc trong kì gặp mẹ: là tiếng khóc của sự vỡ oà sung sướng khi gặp lại mẹ sau mấy năm chia xa, Hồng người lại được nằm trong lòng mẹ, là tiếng khóc của sự vui mừng .Vui mừng vì những điều của kẻ xấu xa gieo rắc cho mình về mẹ đã bị sụp đỗ, những điều đó hoàn toàn sai đúng như khi nghĩ, Hồng tin tưởng.

Bình luận (1)
Khanh Tay Mon
23 tháng 6 2019 lúc 5:04

Bình luận (3)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Giang Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Thắng Thịnh
Xem chi tiết
Nguyễn Thắng Thịnh
Xem chi tiết
LiLyUwU
Xem chi tiết
Lunarie
Xem chi tiết
Mai Hoàng
Xem chi tiết
Đặng Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Hưng Việt Nguyễn
Xem chi tiết