Lịch sử thế giới cận đại

Ong Seong Wu

Nêu những nét chung của châu Âu trong những năm 1918 - 1929

Lee DaeHwi
27 tháng 12 2018 lúc 20:40

* Những nét chung của châu Âu trong những năm 1918 - 1929:

- Sự xuất hiện nhiều quốc gia mới ở bản đồ châu Âu: Áo, Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư, Phần Lan ( Được hình thành trên sự tan vỡ của đế quốc Áo Hung )

- Từ năm 1918 - 1923: Kinh tế suy sụp nghiêm trọng, chính trị không ổn định

- Từ 1924 - 1929: Chính trị ổn định, kinh tế phát triển nhanh chóng

Bình luận (0)
lương thanh tâm
27 tháng 12 2018 lúc 21:55

Tình hình chung :

Do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, tình hình châu Âu có nhiều biến đổi. Đó là sự xuất hiện một số quốc gia mới trên cơ sở sự tan vỡ của đế quốc Áo - Hung và thất bại của nước Đức.
Trong những năm 1918 - 1923, các nước châu Âu, kể cả nước thắng trận và bại trận, đều bị suy sụp về kinh tế.
Nước Pháp tuy thắng trận nhưng bị tổn thất rất nặng nề : 1,4 triệu người chết,10 tỉnh công nghiệp phát triển nhất bị tàn phá ; tổng số thiệt hại về vật chất lên tới 200 tỉ phrăng... Nước Đức bại trận với 1.7 triệu người chết, mất toàn bộ thuộc địa,phải cốt 1/8 lãnh thổ của mình cho các nước thắng trận và phải trả những khoản tiền bồi thường chiến tranh rất lớn.

Một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở các nước châu Âu trong thời gian này làm cho nền thống trị của giai cấp tư sản lâm vào tình trạng không ổn định thậm chí khủng hoảng trầm trọng như ở Đức, Hung-ga-ri.
Trong những năm 1924 - 1929, chính quyền tư sản các nước đã đẩy lùi cao trào cách mạng và củng cố nền thống trị về kinh tế, sau khi phục hồi mức sản xuất trước chiến tranh, từ năm 1924, sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng.


Bình luận (0)
Vân3007
28 tháng 12 2018 lúc 7:05

Tình hình chung:

Do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, tình hình châu Âu có nhiều biến đổi. Đó là sự xuất hiện một số quốc gia mới trên cơ sở sự tan vỡ của đế quốc Áo – Hung và thất bại của nước Đức.

Trong những năm 1918 – 1923, các nước châu Âu, kể cả nước thắng trận và bại trận, đều bị suy sụp về kinh tế.

Nước Pháp tuy thắng trận nhưng bị tổn thất rất nặng nề: 1,4 triệu người chết,10 tỉnh công nghiệp phát triển nhất bị tàn phá ; tổng số thiệt hại về vật chất lên tới 200 tỉ phrăng… Nước Đức bại trận với 1.7 triệu người chết, mất toàn bộ thuộc địa,phải cốt 1/8 lãnh thổ của mình cho các nước thắng trận và phải trả những khoản tiền bồi thường chiến tranh rất lớn.

Một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở các nước châu Âu trong thời gian này làm cho nền thống trị của giai cấp tư sản lâm vào tình trạng không ổn định thậm chí khủng hoảng trầm trọng như ở Đức, Hung-ga-ri.

Trong những năm 1924 – 1929, chính quyền tư sản các nước đã đẩy lùi cao trào cách mạng và củng cố nền thống trị về kinh tế, sau khi phục hồi mức sản xuất trước chiến tranh, từ năm 1924, sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Minh Dương
Xem chi tiết
hi
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Quỳnh Như
Xem chi tiết
Long Luyen Thanh
Xem chi tiết
Hồ Kim Phùng
Xem chi tiết
Nguyễn Tâm
Xem chi tiết
lê ngọc hà
Xem chi tiết
Dinh Thi Thuy Trang
Xem chi tiết
meo con
Xem chi tiết