Chương 1: KHỐI ĐA DIỆN

Nguyễn thị Phụng

Câu 1 : Tính thể tích V của khối chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông , cạnh a . Mặt bên SAB là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng đáy

A. V = \(\frac{2}{3}a^3\) B. V = \(\frac{1}{6}a^3\sqrt{3}\) C. V = \(\frac{1}{3}a^3\) D. V = \(\frac{1}{2}a^3\sqrt{3}\)

Câu 2 : Tính thể tích V của khối chóp tứ giác đều có cạnh đáy bằng a và chiều cao bằng 3a ?

A. V = 3a3 B. V = 2a3 C. V = a3 D. V = \(a^3\sqrt{3}\)

Câu 3 : Tính thể tích V của khối chóp tứ giác đều có cạnh đáy bằng 2a và mặt bên tạo với mặt đáy một góc 450

A. V = \(4\sqrt{3}a^3\) B. V = 2a3 C. V = \(\frac{a\sqrt{3}}{3}a^3\) D. V = \(\frac{4}{3}a^3\)

Câu 4 : Cho hình chóp S.ABC , ABC là tam giác vuông tại B , \(SA\perp\left(ABC\right)\) ; H , K tương ứng là hình

chiếu vuông góc của A lên SB , SC . Tính thể tích khối chóp S.AHK biết SA = SB = a và BC = \(a\sqrt{3}\)

A. V = \(\frac{\sqrt{3}}{6}a^3\) B. V = \(\frac{\sqrt{3}}{2}a^3\) C. V = \(\frac{\sqrt{3}}{60}a^3\) D. V = \(\frac{\sqrt{3}}{24}a^3\)

Nguyễn Việt Lâm
4 tháng 8 2020 lúc 12:19

1.

Gọi H là trung điểm AB \(\Rightarrow SH\perp\left(ABCD\right)\)

\(SH=\frac{a\sqrt{3}}{2}\) (trung tuyến tam giác đều cạnh a)

\(V=\frac{1}{3}SH.S_{ABCD}=\frac{1}{3}.\frac{a\sqrt{3}}{2}.a^2=\frac{a^3\sqrt{3}}{6}\)

2.

\(V=\frac{1}{3}.3a.a^2=a^3\)

3.

Gọi chóp là S.ABCD với O là tâm đáy và M là trung điểm AB

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}SO\perp\left(ABCD\right)\\\widehat{SMO}=45^0\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow SO=OM=a\)

\(V=\frac{1}{3}SO.AB^2=\frac{1}{3}a.4a^2=\frac{4a^3}{3}\)

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Lâm
4 tháng 8 2020 lúc 12:23

4.

\(\left\{{}\begin{matrix}SA\perp\left(ABC\right)\Rightarrow SA\perp BC\\BC\perp AB\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow BC\perp\left(SAB\right)\)

\(\Rightarrow BC\perp AH\)

\(AH\perp SB\Rightarrow AH\perp\left(SBC\right)\Rightarrow AH\perp SC\)

Lại có \(AK\perp SC\)

\(\Rightarrow SC\perp\left(AKH\right)\Rightarrow SK\) là đường cao của chóp S.AHK ứng với đáy là tam giác AHK vuông tại H (do \(AH\perp\left(SBC\right)\Rightarrow AH\perp HK\))

Áp dụng hệ thức lượng:

\(\frac{1}{AH^2}=\frac{1}{SA^2}+\frac{1}{AB^2}=\)

À thôi đến đây phát hiện ra đề bài sai

\(SA\perp\left(ABC\right)\Rightarrow SA\perp AB\Rightarrow\) tam giác SAB vuông tại A với SA là cạnh góc vuông, SB là cạnh huyền

\(\Rightarrow SB>SA\Rightarrow SB=SA=a\) là hoàn toàn vô lý

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Ngô Tuyết Mai
Xem chi tiết
Phạm Thị Thúy Giang
Xem chi tiết
Phụng Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Phạm Minh Khánh
Xem chi tiết
Lê Tấn Sanh
Xem chi tiết
Phạm Thị Phương Thanh
Xem chi tiết
Trương Văn Châu
Xem chi tiết
Trang Võ Thị
Xem chi tiết
Đỗ Phương Nam
Xem chi tiết