Văn bản ngữ văn 9

nguyễn thị mai linh

Hãy nêu cảm nghĩ về 2 khổ thơ đầu của bài thơ đoàn thuyền đánh cá

肖战
15 tháng 7 2020 lúc 5:46

Hai khổ thơ đầu nói về cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá, cảnh biển vô cùng tráng lệ lúc hoàng hôn. Mặt trời được ví von với hòn than đỏ rực "hòn lửa " từ từ lăn xuống biển. Bầu trời và mặt biển bao la như ngôi nhà vũ trụ trong khoảnh khắc phủ bóng tối mịt mùng. Những con sóng, như những chiếc "then cài" của ngôi nhà vĩ đại ấy. Cảm hứng vũ trụ, biện pháp tu từ so sánh ẩn dụ (hòn lửa, cài then) đã tạo nên những vần thơ đẹp, cho người đọc nhiều ấn tượng.Ngày đã chuyển sang đêm. Vừa lúc đó, đoàn thuyền ra khơi: Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi.Không phải từng chiếc thuyền lẻ tẻ đi biển mà là cả một "đoàn thuyền", một sức mạnh mới của cuộc đời đổi thay. Chữ "lại” trong ý thơ "lại ra khơi" là sự khẳng định nhịp điệu lao động của dân chài đã ổn định, đi vào nền nếp trong hòa bình. Khúc hát lên đường vang động. Gió biển thổi mạnh. Cánh buồm no gió "căng"lên. Tiếng hát, gió khơi, buồm căng” là ba chi tiết nghệ thuật mang tính chất tượng trưng diễn tả tinh thần phấn khởi, hăng say và khí thế ra khơi của ngư dân vùng biển.

Từ "đêm ngày" đặt ở đầu câu thơ như khẳng định tính liên tục, không kể ngày đêm những loài cá ấy vẫn cùng nhau "dệt" nên một tấm lưới với "muôn luồng sáng" giữa biển cả mênh mông. Đồng thời, hình ảnh này còn gợi lên những vệt nước lấp lánh được tạo nên khi đoàn cá bơi lội dưới ánh trăng. Đặc biệt, qua hình ảnh này cũng thể hiện được không khí lao động hăng say, không kể ngày đêm của người lao động. Và để rồi, từ sự cảm nhận, ngợi ca sự giàu có, trù phú của biển cả, câu thơ khép lại khổ thơ như một ca, một lời mời gọi thiết tha và trìu mến đối với những đàn cá "Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi". Nhưng có lẽ, ẩn sau lời mời gọi thiết tha ấy chính là ước mơ, là mong muốn đánh bắt được nhiều hải sản của những người dân làng chài và những điều đó xét đến cùng là ước mơ, là khao khát muốn chinh phục thiên nhiên, chinh phục biển cả của họ.

Tóm lại, khổ thơ thứ hai của bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" với việc sử dụng nhiều hình ảnh độc đáo cũng các biện pháp tu từ hấp dẫn đã cất lên lời ca, tiếng hát ngợi ca sự giàu có của biển cả. Đồng thời, khổ thơ cũng thể hiện không khí lao động hăng say và niềm mong ước của những người lao động làng chài.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Mai Linh
1 tháng 9 2020 lúc 15:56

Tác phẩm "Đoàn thuyền đánh cá" của tác giả Huy Cận có lẽ chính là viên ngọc ấn tượng nhất trong chuỗi những tác phẩm về ngợi ca tinh thần lao động trong giai đoạn của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Tác phẩm này được Huy Cận sáng tác năm 1958 trong một chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Chứng kiến cảnh ngư dân lao động vất vả và tinh thần hăng hái của họ đã thổi hồn cảm hứng cho ông sáng tác ra tác phẩm này. Có lẽ cũng chính vì thế mà tác phẩm của ông diễn tả rất chân thực, rất sinh động không khí lao động và tinh thần của người dân lao động trên biển. Và đối với riêng tôi thì hai khổ thơ đầu của bài thơ chính là bức phác họa rõ nét nhất của bức tranh tinh thần lao động hăng hái và lạc quan của người dân làng chài do tác giả Huy Cận đã vẽ.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh của đoàn thuyền cá ra khơi với sự hào hứng và hăng hái :

"Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi"

Thời điểm mà tác giả miêu tả đoàn thuyền chính là lúc hoàng hôn. Bằng cặp mắt quan sát tinh tế, giọng thơ nhịp nhàng tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh để ví mặt trời đang từ từ lặn sâu xuống lòng biển kia giống như một hòn lửa. Và với cách so sánh ấy đã làm cho tôi cảm thấy như trước mắt mình là một không gian huy hoàng và tráng lệ làm lòng người ngây ngất. Thế nhưng không gian đẹp đẽ kia cũng chỉ trong chốc lát mà thôi mà tiếp theo đó chính là màn đêm dẫn chiếm toàn bộ không gian và sự chuyển giao không gian này đã được tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa một cách rất tài tình , "sóng đã cài then, đêm sập cửa" thể hiện sự dứt khoát khi chuyển giao giữa hoàng hôn và đêm đen. Ngoài ra tác giả còn rất tinh tế khi tạo ra sự đối lập giữa thiên nhiên và con người qua câu thơ. Khi mà cả đất trời đã chìm vào giấc ngủ, nghỉ ngơi và thư giãn thì những người dân lao động lại phải ra khơi, bắt đầu cho cuộc lao động miệt mài. Nhưng không chỉ thế, trong câu "đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi", từ "lại" đã thể hiện một cách rất rõ nét rằng đây không phải là lần đầu tiên đi đánh cá mà đây là một việc thường xuyên và đã được lặp đi, lặp lại một cách đều đặn, thường xuyên không phải của con thuyền mà là cả đoàn thuyền. Mà qua đó, ta có thể thấy được tinh thần đoàn kết, phấn khởi lao động, khí thể khẩn trương của người dân làng chài và tinh thần ấy cũng được thể hiện qua những câu hát khỏe khoắn, những câu hát mà dường như có thể hòa vào trong gió, thổi căng cánh buồm đẩy con thuyền thẳng tiến ra khơi.


Ở khổ thơ thứ hai, tác giả đã miêu tả vẻ đẹp của người dân làng chài càng thêm rõ nét hơn:

"Hát rằng cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi"

Rõ ràng là lời thơ của tác giả nhưng ta lại cảm thấy giống như đó là những câu hát của người đi trên biển. Những câu thơ không chỉ thể hiện tâm hồn vui vẻ, tinh thần lạc quan và khí thế khẩn trương của ngư dân trước biển khơi mà còn nói lên nỗi niềm mơ ước từ trong thâm tâm của mỗi người dân. Đi đánh cá được nhiều hay ít hoàn toàn là sự may rủi nên trong câu hát như đang thể hiện ước mong của họ, ước mong rằng trời yên biển lặng, mong có thể đánh bắt được nhiều cá hơn. Giọng thơ của Huy Cận gân guốc và hùng tráng thế nhưng đối với tôi, trong khổ thơ thứ hai này thì giọng điệu thơ lại như được ngân lên một cách hứng khởi và ngọt ngào, vang mãi, xa mãi trên biển khơi vô bờ. Hình ảnh của chú cá thu được sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ và so sánh khiến cho lời thơ của tác giả Huy Cận càng thêm phần độc đáo và sáng tạo theo một cách rất riêng.

Qua hai khổ thơ của bài "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận, làm cho tinh thần lao động hăng hái, lạc quan của người dân được khắc rất rõ trong tâm trí tôi và đặc biệt là bức tranh sơn mài lộng lẫy về biển khơi, về những người dân làng chài-những con người không quản ngày đêm để làm ra thêm nhiều của cải cho đất nước. Và việc khắc họa một cách rõ nét và độc đáo và đặc biệt là rất đẹp, đẹp về cảnh thiên nhiên,đẹp về tinh thần lao động của người dân có lẽ chính là thành công lớn nhất và cũng chính là điều tôi khâm phục nhất ở nhà thơ Huy Cận trong tác phẩm này.

BẠN THAM KHẢO NHÉ

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Ctuu
Xem chi tiết
Chưa Có Người iu
Xem chi tiết
Ngọc Phạm
Xem chi tiết
h.uyeefb
Xem chi tiết
văn phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Khoa Quỳnh Như
Xem chi tiết
Minh
Xem chi tiết
Lê Hoàng Mỹ Nguyễn
Xem chi tiết
Lý văn cuẫn
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Thảo
Xem chi tiết