Ôn tập lịch sử lớp 8

Minh
Xem chi tiết
Serenity Princess
Xem chi tiết
꧁༺β£ɑℭƙ £❍ζʊꜱ༻꧂
9 tháng 5 2021 lúc 10:46

v

Các nhà yêu nước ở Việt Nam thời bấy giờ muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản vì:

- Nhật Bản là một nước ở châu Á, có điều kiện tự nhiên và xã hội gần giống Việt Nam.

- Đầu thế kỉ XX, Nhật Bản nhờ có cuộc Duy tân Minh Trị, đi theo con đường tư bản chủ nghĩa mà trở nên giàu mạnh và thoát khỏi số phận trở thành thuộc địa của các nước phương Tây. Điều này đã kích thích nhiều nhà yêu nước Việt Nam lúc bấy giờ noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản.

Bình luận (1)
Serenity Princess
9 tháng 5 2021 lúc 10:56

ai đó giúp mih với

 

Bình luận (0)
Serenity Princess
9 tháng 5 2021 lúc 10:58

mih cần gấp lắm

 

Bình luận (0)
Tik Tok Tổng Hợp
Xem chi tiết
Hảo Duy
Xem chi tiết
Quang Nhân
8 tháng 5 2021 lúc 20:53

- Tổ chức bộ máy nhà nước từ trên xuống do Pháp chi phối. Việt Nam bị chia làm 3 xứ với 3 chế độ cai trị khác nhau: Nam Kì (thuộc địa), Trung Kì (bảo hộ), Bắc Kì (nửa bảo hộ). Xứ và các tỉnh đều do viên quan người Pháp cai trị.

- Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, làng xã. 

=> Nhìn chung bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối nhằm tăng cường ách áp bức, kìm kẹp, để tiến hành khai thác Việt Nam, làm giàu cho tư bản Pháp.

Bình luận (0)
Liễu Nguyễn
Xem chi tiết
Quang Nhân
8 tháng 5 2021 lúc 18:59

nội dung nào dưới đây là ý nghĩa của phong trào nông dân yên thế 1884-1913

A là cuộc kn tiêu biểu trg phongtrào cần vương

B phong trào yêu nc đại diện cho khuynh hượng dân chủ tư sản

C chứng tỏ sức mạnh của giai cấp nông dân VN

D là ptrào yêu nc đại diện cho khuynh hướng vô sản

Bình luận (0)
vân dolce
8 tháng 5 2021 lúc 20:19

c.chứng tỏ sức mạnh của giai cấp nông dân việt nam

 

Bình luận (0)
Serenity Princess
Xem chi tiết
Quang Nhân
8 tháng 5 2021 lúc 16:26

- Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước.

* Phan Bội Châu:

- Đi theo con đường bạo động cách mạng, hướng về phương Đông, đưa học sinh sang du học tại Nhật Bản, đất nước có cuộc Duy tân Minh Trị.

- Nhưng sai lầm của cụ là quá tin và bị động vào Nhật Bản mà không nhận rõ bản chất của các nước đế quốc. Con đường cứu nước của cụ vì thế mà thất bại, không phù hợp với xu thế khách quan của thời đại.

- Người nhận xét về con đường cứu nước của Phan Bội Châu, dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau".

* Phan Châu Trinh:

- Khác với Phan Bội Châu, cụ theo con đường thương thuyết, kêu gọi hoà binh, cụ mang những tư duy rất mới mẻ của Phương Tây, cụ cho rằng “bất bạo động bạo động tắc tử, bất bạo động bạo động đại ngu”, ngược hoàn toàn với con đường cứu nước của cụ Phan Bội Châu. Tuy nhiên, con đường của cụ vẫn chưa phải là con đường đúng đắn nhất.

- Nguyễn Tất Thành nhận xét con đường của Phan Châu Trinh chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương"

=> Các nhà yêu nước đi trước Nguyễn Tất Thành đều là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản. 

* Nguyễn Tất Thành:

Hướng đi của người có những điểm mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó là:

- Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”

- Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.

- Và ở đây, Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.

 

Bình luận (0)
vân dolce
8 tháng 5 2021 lúc 20:26

tuy khâm phục được các bậc tiền bối , nhưng Người không đi theo con đường chủ nghĩa của họ mà quyết định ra đi tìm con đường cứu nước mới vì : Người đã nhận ra những hạn chế của họ .Nguyễn tất thành đã từng nhận xét về họ ( Phan bội châu sang nhật nhờ chẳng khác nào ' đưa hổ cửa trước , rước heo cửa sau...)cuối cùng từ khảo sát thực tiễn , Người đúc kết kinh nghiệm rồi quyết định theo chủ nghĩa mác-lên  nin

Bình luận (0)
Trần Bích Ngọc
Xem chi tiết
Quang Nhân
8 tháng 5 2021 lúc 11:01

Mặc dù đều có chung khuynh hướng dân chủ tư sản, có chung mục tiêu giành độc lập dân tộc nhưng Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh lại có sự mâu thuẫn về phương pháp cứu nước:

Phan Bội Châu: Đánh Pháp giành độc lập dân tộc, xây dựng xã hội tiến bộ bằng phương pháp bao động

Phan Châu Trinh: Vận động cải cách trong nước, khai thông dân trí, mở mang công, thương nghiệp.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hiếu
Xem chi tiết
Bích Huệ
Xem chi tiết
Kieu Diem
6 tháng 5 2021 lúc 22:06

- Tích cực : Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân ; thành thị theo hướng hiện đại ra đời ; bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.
- Tiêu cực : Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét sức lười. sức của nhân dân Đông Dương. Do vậy :
+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt;
+ Nông nghiệp dậm chân tại chỗ;
+ công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
—> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ. lạc hậu và phụ thuộc.

Bình luận (0)