Ôn tập lịch sử lớp 7

Lê Triết
Xem chi tiết
Dương Bảo Long
Xem chi tiết
Mẫn Nhược Hy
Xem chi tiết
Nguyễn Hương Giang
11 tháng 4 2018 lúc 21:05

-nguyên nhân thắng lợi ; nhờ ý chí đấu tranh chóng áp bức,bóc lột và tinh thần yêu nước đoàn kết,hi sinh cao cả của nhân dân ta.có sự lãnh đạo tài tình và bọ chỉ huy nghĩa quân

-ý nghĩa lịch sử;lật đổ chính quyền phong kiến nguyễn-trịnh-lê xóa bỏ danh giới chia cắt đất nước ,đặt nền tảng thống nhất quốc gia.đánh đuổi quân xâm lược xiêm- thanh giải phóng đất nước, bảo vệ nền độc lập của dân tộc

Bình luận (0)
Nguyễn Hương Giang
11 tháng 4 2018 lúc 21:07

1)Diệt các tập đoàn phong kiến phản động,cát cứ lãnh thổ Nguyễn,Trịnh,Lê,tạo tiền đề cơ bản cho việc thống nhất sơn hà
2)Thành công rực rỡ trong việc bảo vệ độc lập chủ quyền,đánh tan quân xâm lược Xiêm,Thanh
3)Đổi mới về giáo dục,dùng chữ Nôm trong hành chính để đề cao văn hóa dân tộc,đúc tiền mới,mở cửa khẩu để phát triển thương mại,tạo mầm mống cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển(tiếc rằng ông mất sớm nên công lao thứ ba không được thực hiện đầy đủ và ít người biết tới)

Bình luận (0)
Nguyễn Hương Giang
11 tháng 4 2018 lúc 21:18
- Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế lấy niên hiệu là Quang Trung và kéo quân ra Bắc. - Từ Tam Điệp, quân Tây Sơn chia làm 5 đạo tiến ra Bắc. - Đêm 30, quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt đồn tiền tiêu của địch. - Đêm mồng 3 Tết, ta bất ngờ vây đánh đồn Hà Hồi (Hà Tây). - Sáng mồng 5 Tết, ta đánh đồn Ngọc Hồi, ngay lúc đó đạo quân do Đô Đốc Long tấn công đồn Đống Đa. Sầm Nghi Đồng tự tử. - Trưa mồng 5 Tết, quân ta tiến quân vào Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị và quân Thanh tháo chạy về nước, cuộc kháng chiến thắng lợi hoàn toàn.
Bình luận (0)
Hell Red
Xem chi tiết
Đạt Trần
19 tháng 1 2019 lúc 23:35

Những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê Sơ:

Vua quan thời Lê Sơ đã có những chính sách tích cực để phát triển kinh tế:

Nông nghiệp: Đặt các chức quan chuyên lo về nông nghiệp: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ. Thực hiện phép quân điền. Chú trọng việc khai hoang. Cấm giết trâu, bò; điều động dân phu mùa cấy gặt. Thủ công nghiệp Các ngành nghề thủ công truyền thống ở các làng, xã phát triển: Kéo tơ, dệt lụa, đúc đồng… Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp ra đời: Bát Tràng làm gốm; Làng Vân Chàng rèn sắt… Các xưởng thủ công do nhà nước quản lý (Cục bách tác) Nghề khai mỏ được đẩy mạnh: Mỏ đồng, vàng… Thương nghiệp: Trong nước: Khuyến khích họp chợ, mở chợ mới. Đúc tiền đồng... Ngoài nước: Duy trì việc buôn bán với nước ngoài. Một số của khẩu kiểm soát chặt chẽ. Kết luận: Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê, nhờ tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nhân dân, nền kinh tế nhanh chóng được phục hồi và phát triển, đời sống nhân dân các tầng lớp được cải thiện, xã hội ổn định. Đó là biểu hiện sự thịnh vượng của thời Lê sơ.

– Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông:

◦ Vua Lê Thánh Tông là người có công đóng góp làm cho bộ máy nhà nước Ngày càng đầy đủ và chặt chẽ hơn thời vua Lê Thái Tổ (vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông chia nước làm 5 đạo,Lê Thánh Tông chia nước làm 13 đạo)

◦ Vua Lê Thánh Tông là người soạn thảo và ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam.


Bình luận (0)
Thảo Phương
20 tháng 1 2019 lúc 13:34

Nét chính:

- Nông nghiệp:

+ Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng

+ Kêu gọi nhân dân phiêu quê làm ruộng

+ Đặt ra một số chức quan chuyên trách

+ Cấm giết trâu bò để bảo vệ sức kéo

+ Thực hiện phép quân điền

-> Khuyến khích và bảo vệ sản xuất nông nghệp, nền sản xuất nông nghiệp được phục hồi và phát triển

- Thủ công nghiệp:

+ Các nghề thủ công cổ truyền trong nhân dân như: kéo tơ, dệt lụa, đúc đồng, đồ gốm,... ngày càng phát triển, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp ra đời

+ Các xưởng thủ công nhà nước (cục bách tác) được mở rộng

- Thương nghiệp:

+ Trong nước: chợ được nhà nước khuyến khích lập mới, họp chợ.

+ Ngoài nước: buôn bán vẫn được duy trì, thuyền bè một số nước láng giềng qua lại buôn bán ở một số cửa khẩu

Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và pháp luật là:

-Thiết lặp chính quyền phong kiến: đứng đầu triều đình là vua, bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc,tổng quản,.....,vua trực tiếp nắm mọi quyền hành,giúp việc cho vua có các quan đại thần. Triều đình chia làm 6 bộ: Lại,Hộ,Lễ,Binh,Hình,Công, ngoài ra còn có một số cơ quan chuyên môn.

-Lê Nhân Tông chia đất nước ra làm 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo có 3 ti phụ trách 3 mặt:đô ti,thừa ti,hiến ti.

-Dưới đạo là phủ,châu,huyện,xã.

- Ban hành bộ luật Hồng Đức

Bình luận (0)
Trần Quốc Lộc
Xem chi tiết
Huyền Tô
1 tháng 3 2018 lúc 20:17

- Ngay sau khi lên ngôi vua, Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long, mở trường học ở các lộ, mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi. Đa số dân đều có thể đi học, đi thi trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
Ở các đạo, phủ có trường công. Nhà nước tuyển chọn người giỏi, có đạo đức để làm thầy giáo. Nội dung học tập thi cử là các sách của đạo Nho. Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm địa vị độc tôn ; Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.

Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên.

Bình luận (0)
Nguyễn Bảo Trung
26 tháng 4 2017 lúc 19:02

* Giáo dục và khoa cử
- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ờ kinh đô Thăng Long. Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học, trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
- Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.
* Văn học, khoa học, nghệ thuật
- Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt sử kí, Lam Sơn thực lục...
- Địa lí có tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu ca múa nhạc, chèo, tuồng... đều phát triển.
- Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
Một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông

Bình luận (3)
Hell Red
Xem chi tiết
Chu Phương Uyên
12 tháng 5 2017 lúc 21:10

Mk cho bn đề thi học kì của mình nha!

1) Quân đội thời Lê sơ. So sánh với thời trần

2) KN đàng ngoài thế kỉ 18

3) hiểu biết của em về lê lợi

Bình luận (0)
Ngân Kim
Xem chi tiết
Ngân Kim
26 tháng 4 2017 lúc 19:43

Ai giúp mình với mai mình thi rồi

Bình luận (0)
Hoàng Hải
Xem chi tiết
Thúy An Hasu Kama
4 tháng 5 2017 lúc 8:42

- Sự phát triển rực rỡ của văn học chữ Nôm cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX đã nói lên sự phát triển ngày càng phong phú và hoàn thiện hơn của chữ Nôm

- Văn hóa dân tộc phát triển đến đỉnh cao và được làm rạng rỡ thêm với những tác phẩm tác giả nổi tiếng chứng tỏ văn học chữ Nôm phát triển hơn văn học chữ Hán về cả số lượng và chất lượng

Bình luận (0)
Đỗ Văn Bảo
15 tháng 5 2018 lúc 16:41

- Sự phát triển rực rỡ của văn học chữ Nôm cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX đã nói lên sự phát triển ngày càng phong phú và hoàn thiện hơn của chữ Nôm

- Văn hóa dân tộc phát triển đến đỉnh cao và được làm rạng rỡ thêm với những tác phẩm tác giả nổi tiếng chứng tỏ văn học chữ Nôm phát triển hơn văn học chữ Hán về cả số lượng và chất lượng

Bình luận (0)
Thuy Bui
Xem chi tiết
le tran nhat linh
2 tháng 5 2017 lúc 14:50

Dưới thời phong kiến có 3 bộ luận :

+ Bộ luật Hình Thư thời Lý-Bộ Luật thành văn đầu tiên của nước ta.

+ Bộ Hình thư (Hình Luật) thời Trần

+ Quốc triều đình Luật thời Lê Sơ.

Nội dung bộ luật dưới thời lê sơ:

Bạn tham khảo ở đây :

\(https://vi.wikipedia.org/wiki/Lu%E1%BA%ADt_H%E1%BB%93ng_%C4%90%E1%BB%A9c\)

Chúc bn học tốtok

Bình luận (0)
Thảo Phương
29 tháng 1 2019 lúc 14:47

-Bộ luật thời Lê Sơ là Quốc triều hình luật hay Luật Hồng Đức

-Nội dung chính của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua,hoàng tộc; bảo vệ quyền lợi của quan lại, giai cấp thống trị,địa chủ phong kiến.Đặc biệt bộ luật còn có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ những quyền lợi của phụ nữ.

-Tiến bộ:luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ (về kinh tế, gia đình, xã hội).

Bình luận (0)
Huỳnh lê thảo vy
29 tháng 1 2019 lúc 17:14

- Luật Hồng Đức là tên gọi thông dụng của bộ Quốc triều hình luật thời Lê sơ

*Nội dung:

- Bảo vệ quyền lợi của vua,hoàng tộc; bảo vệ quyền lợi của quan lại, giai cấp thống trị,địa chủ phong kiến.

- Đặc biệt bộ luật còn có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ những quyền lợi của phụ nữ.

Điểm tiến bộ trong luật Hồng Đức là : Đề cao vai trò người phụ nữ
Khuyến khích dân sản xuất
Đề cao tinh thần nho giáo ( yêu nước, ...)
Có tính chất nhân đạo
Đề cao việc học và tuyển chọn nhân tài
Có những chính sách quan tâm tới dân ( chia đất đai không cho quan lại quá nhiều, ...)
Bình luận (0)
Trung Đặng
Xem chi tiết
Lê Thị Hà Trang
26 tháng 4 2017 lúc 14:20

Câu 1:

Diễn biến:

- Giữa năm 1784, 5 vạn quân Xiêm tiến vào nước ta.

+ 2 vạn quân thủy lên Rạch Giá (Kiên Giang).

+ 3 vạn quân bộ qua Chân Lạp tiến vào Cần Thơ.

- 1/1785, Nguyễn Huệ tiến vào Gia Định, chọn đoạn sông Tiền từ Rạch Gàm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến.

- 19/1/1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục. Quân ta đồng loạt sông thẳng vào đội hình của địch. Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết. Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.

Kết quả: Quân Xiêm bị đánh tan.

Bình luận (0)
Lê Thị Hà Trang
26 tháng 4 2017 lúc 14:22

Câu 3:
Nguyên nhân:

+ Ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tình thần yêu nước cao cả của nhân dân.

+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trùn và bộ chỉ huy nghĩa quân.

Bình luận (2)
Lê Thị Hà Trang
26 tháng 4 2017 lúc 14:25

Câu 5:
Chính sách của Quang Trung là:
- Chiếu khuyến nông được ban hành để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.

- Bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế.

- Yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chợ búa.

- Thủ công nghiệp được phục hồi dần.

- Ban chiếu lập học.

- Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính của Nhà nước.

- Cho Nguyễn Thiếp lập viện Sùng Chính dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm làm tài liệu học tập.

Bình luận (1)