Ôn tập lịch sử lớp 7

Trần Thị Trà Giang
Xem chi tiết
Chu Phương Uyên
1 tháng 5 2017 lúc 22:33
Câu 1:Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn :

- Do truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến của nhân dân ta, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

- Do sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đã có những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, đã biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.

Câu 2:Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hoá dân tộc ?

- Ban bố "Chiếu lập học", các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học ; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước
Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc
- Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
- Ra "Chiếu khuyến nông" để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng.
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
- Ban bố "Chiếu lập học", các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học ; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
Chính sách quốc phòng, ngoại giao
- Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe doạ ; phía Bắc, Lê Duy Chí vẫn lén lút hoạt động ờ biên giới; phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định. Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch. Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh ; có chiến thuyền lớn chở được voi chiến hoặc 500 - 600 lính.
- Chính sách ngoại giao đối với nhà Thanh : mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Đối với Nguyễn Ánh, Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn để tiêu diệt,



Bình luận (0)
Chu Phương Uyên
1 tháng 5 2017 lúc 22:33

Câu 3:​SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA DÂN TỘC CUỐI THẾ KỶ XVIII- NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX.

I. VĂN HỌC , NGHỆ THUẬT .

1. Văn học :

Văn học dân gian phát triển phong phú, nhiều thể lọai, phản ảnh cuộc sống tâm tư, nguyện vọng , đặc biệt văn học Nôm phát triển đến đỉnh cao:

+ Truyện Kiều của Nguyễn Du - phản ảnh bất công và tội ác của xã hội phong kiến .

+Tác phẩm Chinh Phụ Ngâm của bà Đòan thị Điểm : bênh vực phụ nữ, đề cao nhân phẩm và vẻ đẹp của người phụ nữ.

+ Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều .

+ Thơ của Bà Huyện Thanh Quan : ca ngợi phong cảnh thiên nhiên, thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà .
+Thơ Hồ Xuân Hương châm biếm , đả kích sâu cay, chĩa mũi nhọn vào thói hư tật xấu của xã hội đương thời , bênh vực quyền sống của người phụ nữ,

+ Thơ của Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, truyện Nôm khuyết danh .

2. Nghệ thuật :

-Văn nghệ dân gian phát triển phong phú :

* Sân khấu, tuồng, chèo, hát quan họ, trống quân.

* Tranh dân gian: tranh Đông Hồ thể hiện tinh thần thượng võ , cuộc sống lao động giản dị , ấm no, truyền thống hào hùng .

-Kiến trúc : chùa Tây Phương , chùa Hương Tích , cung điện ,lăng tẩm các vua triều Nguyễn ở Huế , Khuê văn Các ở Văn Miếu – Hà Nội.

-Nghệ thuật tạc tượng, đúc đồng như 18 tượng vị tổ ở chùa Tây Phương , 9 đỉnh đồng lớn ở Huế . Năm 1993 UNESCO công nhận cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới .

II. GIÁO DỤC , KHOA HỌC, KỸ THUẬT .

1. Giáo dục , thi cử :

-Thời Tây Sơn : vua Quang Trung ra Chiếu lập học. chấn chỉnh lại việc học tập, thi cử , mở trường công, đưa chữ Nôm vào thi cử .

-Nhà Nguyễn : Quốc Tử Giám đặt ở Huế lấy con em quan lại , những người học giỏi vào học ; lập “Tứ dịch quán” để dạy tiếng Pháp, Thái Lan.

2. Sử học, địa lý, y học :

* Lịch sử , địa lý :

+ Đại Việt sử ký tiền biên.

+ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương mục .

+ Đại Nam thực lục, Đại Nam Liệt truyện .

+ Nhà bác học Lê Quý Đôn : Đại Việt Thông Sử , Phủ Biên Tạp Lục ;Kiến văn tiểu lục , Vân Đài lọai ngữ .

+ Phan Huy Chú : Lịch triều hiến chương lọai chí .

+ Nhất Thống Địa Dư Chí của Lê Quang Định .

+ Gia Định thành thông chí của Trịnh Hòai Đức .

+ Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tỉnh : “Gia Định Tam Gia” là học trò của Võ Trường Toản.

+ Y học dân tộc có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh .

3. Những thành tựu về kỹ thuật: được mở rộng như làm đồng hồ , kính thiên lý , chế tạo máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước , tàu thủy chạy bằng hơi nước , chứng tỏ khả năng sáng tạo của nhân dân ta , nhưng không được nhà nước khuyến khích .

Câu 4:Các thành tựu khoa học - kĩ thuật ở các thế kỉ XVI - XVIII .

Các thành tựu khoa học - kĩ thuật ở các thế kỉ XVI - XVIII :

Lĩnh vực

Thành tựu tiêu biểu

Sử học

Bên cạnh các bộ sử cửa nhà nước, xuất hiện nhiểu bộ sử của tư nhân như Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục...

Địa lí

Có tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư

Quân sự

Có tập Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ

Triết học

Có mội số bài thơ, tập sách của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn

Y học

Có bộ sách y dược của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Kĩ thuật

Biết dùng súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành lũy

— Nhận xét :

+ Những thành tựu khoa học đã diễn ra trên nhiều lĩnh vực hơn các thế kỉ trước, có nhiều tác phẩm có giá trị.

+ Do những hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời đã làm cho khoa học tự nhiên không có điều kiện phát triển. Trong lĩnh vực kĩ thuật, việc ứng dụng những thành tựu từ bên ngoài cũng chủ yếu dừng lại ở việc chế tạo thử chứ chưa phát triển.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
2 tháng 5 2017 lúc 1:11

2.- Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
- Ra "Chiếu khuyến nông" để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng.
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
- Ban bố "Chiếu lập học", các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học ; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
Chính sách quốc phòng, ngoại giao
- Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe doạ ; phía Bắc, Lê Duy Chí vẫn lén lút hoạt động ờ biên giới; phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định. Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch. Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh ; có chiến thuyền lớn chở được voi chiến hoặc 500 - 600 lính.
- Chính sách ngoại giao đối với nhà Thanh : mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Đối với Nguyễn Ánh, Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn để tiêu diệt,

Bình luận (0)
lê thị lan anh
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
2 tháng 5 2017 lúc 1:14

góp phần làm lung lay cơ đồ họ Trịnh, tạo tiền đề để cuộc khởi nghĩa Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài, lật đổ chính quyền thối nát của vua Lê, chúa Trịnh.

Bình luận (0)
Quynh Nguyen
Xem chi tiết
Tú Quyên
Xem chi tiết
Thảo Phương
21 tháng 1 2018 lúc 13:43

*Vì sao thời Lê , nhà nước rất quan tâm đến pháp luật ?
Vì nhằm giữ vững trật tự, kỷ cương, ràng buộc nhân dân với triều đình phong kiến để triều đình quản lí chặt chẽ hơn.

Bình luận (0)
ncjocsnoev
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn Minh
1 tháng 5 2018 lúc 14:43
Thời gian Tên các cuộc khởi nghĩa/ kháng chiên Người lãnh đạo
938 Chiến thắng Bạch Đằng Ngô Quyền
968 Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân Đinh Bộ Lĩnh
981 Cuộc kháng chiến chống Tống Lê Hoàn
1075 - 1077 Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống Lý Thường Kiệt
1258 - 1288 Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên Trần Thái Tông, Trần Thủ Độ, Lê Phụ Trần, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật
Đầu thế kỉ XV

- Khởi nghĩa Trần Ngỗi ( 1407 - 1409)

-Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng ( 1409 - 1414)

-Trần Ngỗi

- Trần Quý Khoáng

1418 - 1427 Khởi nghĩa Lam Sơn Lê Lợi
Đầu năm 1516 Khởi nghĩa Trần Cảo Trần Cảo
Thế kỉ XVIII

- Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737)

- Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 - 1770)

- Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751)

- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751)

- Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769)

- Nguyễn Dương Hưng

- Lê Duy Mật

- Nguyễn Danh Phương

- Nguyễn Hữu Cầu

- Hoàng Công Chất

1771 - 1788 Khởi nghĩa Tây Sơn Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ
Cuối năm 1788 - 1789 Tây Sơn đánh tan quân Thanh Quang Trung
Nửa đầu thế kỉ XIX

- Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 - 1827)

- Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 - 1835)

- Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 - 1835)

- Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856)

- Phan Bá Vành

- Nông Văn Vân

-Lê Văn Khôi

- Cao Bá Quát

Bình luận (0)
Tuyền Ngọc
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
1 tháng 5 2017 lúc 11:21

Kinh tế nông nghiệp:

*Đàng Ngoài (Bắc Hà ) sa sút , nhân dân đói khổ.

*Đàng Trong ( Nam Hà) : còn đang phát triển:

-Đất đai màu mỡ khí hậu thuận lợi , nhà nước tổ chức khai hoang nên diện tích canh tác mở rộng, làng xóm mọc lên đông đúc, nhiều trấn mới thành lập như Trấn Biên và Phiên Trấn.

-1698 Nguyễn Hữu Cảnh đặt phủ Gia Định gồm 2 dinh Trấn Biên ( Đồng Nai,Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước) và Dinh Phiên Trấn ( tp Hồ Chí Minh, Long An , Tây Ninh)

-Hình thành giai cấp địa chủ mới, chiếm đoạt ruộng đất nhưng chưa có phong trào nông dân do nông nghiệp còn đang phát triển.

Bình luận (0)
QuangVinh
Xem chi tiết
Nong Thi Liên
Xem chi tiết
abcdd
Xem chi tiết
võ anh thương
Xem chi tiết
Cô Nàng Song Tử
1 tháng 5 2017 lúc 9:30

-Chính trị: Nhà Minh thiết lập hệ thống chính quyền đô hộ trên cả nước, xoá bỏ quốc hiệu Đại Việt, đổi thành quận Giao Chỉ , sáp nhập nước ta vào Trung Quốc.

-Kinh tế: Đặt ra hàng trăm thứ thuế nặng nề.

-Văn hóa: Chúng cưỡng bức dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình, thiêu huỷ phần lớn sách quý và mang về Trung Quốc nhiều sách có giá trị.

Bình luận (0)