Ôn tập lịch sử lớp 7

Quan Nguyen
Xem chi tiết
Mạc Công Tử
2 tháng 5 2017 lúc 10:12

câu 1:

Tháng 1 - 1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định. Nguyễn Huệ đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành - Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.
Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19 - 1 - 1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thuỷ binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.

Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, chiến thuyền quân Xiêm tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên Sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Anh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.

câu 2:

cuộc tiến công của vua Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789:

-năm 1788,NGUYỄN HUỆ lên ngôi hoàng đế,lấy niên hiệu là quang trung và lập tức tiến quân ra bắc.trên dường đi quang trung tuyển thêm quân.từ tam hiệp điệp quang trung chia làm 5 đạo tiến vào thăng long.

-đêm 30 tết quân ta vượt sông gián khẩu tiêu diệt toàn bộ địch ở đồn tiền tiêu.mồng 3 tết quân ta vây đồn hà hồi,quân giặc hạ khí giới đầu hàng.mờ sáng mồng 5 tết,quân ta đánh dồn ngọc hồi,quân thanh chống cự không nổi bỏ chạy toáng loạn.cùng lúc đó đạo quân của dô đốc long đánh đồn đống đa.

-tướng giặc sầm nghi dống khiếp sợ thắt cổ tự tử

-tôn sĩ nghị và vài võ quan vượt sông nhị sang gia lâm.

-trưa mồng 5 tết,quang trung và đoàn quân tây sơn chiến thắng tiến vào thăng long

câu 3:

về nông nghiệp:

+ Ruộng đất ở cả 2 đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong.

+ Thủy lợi được củng cố.

+ Giống cây trồng ngày càng phong phú.

+ Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết.

Ở Đàng Trong: ruộng đất nhanh chóng mở rộng, đất đai phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái. Ở cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.

về thủ công nghiệp:

- Nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển đạt trình độ cao: dệt, gốm,rèn sắt, đúc đồng, làm đồ trang sức..

- Một số nghề mới xuất hiện như: khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.

- Khai mỏ - một ngành quan trọng rất phát triển ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.

- Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều như làm giấy, gốm sứ, nhuộm vải …..

- Nét mới trong kinh doanh: ở các đô thị thợ thủ công đã lập phường hội, vừa sản xuất vừa bán hàng.

về thương nghiệp:

* Nội thương: ở các thế kỷ XVI - XVIII buôn bán trong nước phát triển:

- Chợ làng, chợ huyện... xuất hiện làng buôn và trung tâm buôn bán

- Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện.

- Buôn bán giữa miền xuôi và miền ngược phát triển, thóc gạo ở Gia Định được đem ra các dinh miền Trung để bán ….

* Ngoại thương phát triển mạnh.

- Thuyền buôn các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh đến VN buôn bán tấp nập:

+ Bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng…..

+ Mua: tơ lụa, đường gốm, nông lâm sản.

- Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

- Giữa thế kỉ XVIII ngoại thương suy yếu dần do chế độ thuế khóa của nhà nước ngày càng phức tạp.

Bình luận (0)
Giang Ngô
2 tháng 5 2017 lúc 10:20

Câu 2

Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân thành 5 đạo:

Đạo 1: Quang Trung chỉ huy, thẳng hướng Thăng Long

Đạo 2 và đạo 3: vào Tây Nam Thăng Long yểm hộ cho đạo chủ lực (đạo 1)

Đạo 4: tiến thẳng Hải Dương

Đạo 5: tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang), chặn đường rút lui của địch

-Đêm 30 tết: vượt sông Gián Khẩu, tiêu diệt gọn toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu

-Mồng 3 tết: quân ta bí mật vây đồn Hà Hồi

-Mồng 5 tết:+Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi

+Đô đốc Long tấn công Đống Đa

Trưa mồng 5 tết: vua Quang Trung trong bộ chiến bào xạm đen khói thuốc súng, cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long giữa muôn tiếng reo hò

Bình luận (0)
nguyễn thu hồng
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Hưng
19 tháng 8 2017 lúc 6:49

I can't help

Bình luận (2)
Hoàng Thu Huyền
Xem chi tiết
nguyễn thị minh ánh
2 tháng 5 2017 lúc 9:21

*Chiến Thắng RẠch Gầm - Xoài Mút

Tháng 1-1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định. Nguyễn Huệ đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm – Xoài Mút (Châu Thành – Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.

- Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19-1-1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thủy binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.

*Những hoạt động của Nguyễn Huệ trên đất Bắc Hà năm 1786:

◦ Năm 1786: Nguyễn Huệ được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chính, tiến quân đánh vào thành Phú Xuân.

◦ Tháng 6-1786: Nguyễn Huệ hạ được thành Phú Xuân.

◦ Giữa năm 1786: Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, tiêu diệt chúa Trịnh và giao quyền lại cho vua Lê.

◦ Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc Hà, xây dựng lại chính quyền ở Bắc Hà.

Khi đến Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm 5 đạo tiến ra Thăng Long:

◦ Đạo chủ lực, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, đánh thẳng vào Thăng Long.

◦ Đạo thứ hai và đạo thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long và yểm hộ cho đạo chủ lực.

◦ Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương.

◦ Đạo thứ năm tiến ta Lạng Giang (Bắc Giang), chặn dường rút lui của địch.

* Quang Trung đại phá quân Thanh

Đêm 30 tết (âm lịch), ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt đồn tiền tiêu.

- Đêm mùng 3 tết ta tiêu diệt đồn Hà Hồi.

- Đem mùng 5 tết ta đánh đồn Ngọc Hồi.

- Trưa mùng 5 tết, Vua Quang trung dẫn đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long.

* NGuyên NHân thắng lợi của cuộc lhowir ngĩa Tây Sơn là

Nhân dân hăng hái tham gia ngay từ đầu

Sự lãnh đạo tài tình của NGuyễn Huệ và bộ chỉ huy Tây Sơn

Chúc bạn học tốt hihi

Bình luận (0)
Giang Ngô
2 tháng 5 2017 lúc 10:01

*Đánh Nguyễn

-Lãnh đạo: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ

-Địa bàn:Tây Sơn thượng đạo ->Tây Sơn hạ đạo

Thái độ của nhân dân:ủng hộ ->vì khẩu hiệu phù hợp với lòng dân

-Sự kiện: Trong 1 năm 1773-1774; Quãng Nam-> Bình Thuận

-Khó khăn của quân Tây Sơn:

Phía Bắc (Phú Xuân) quân Trịnh

__________________________

Tây Sơn

__________________________

Phía Nam chúa Nguyễn

=>Giải pháp: Hòa vs Trịnh, dồn lực đánh Nguyễn

=>1777:Tây Sơn lật đổ đc tập đoàn chúa Nguyễn

*Đánh quân Xiêm

+Xiêm -> Gia Định: nhiều tội ác

+Chiến thuật:.Chọn địa hình

.Bố trí trận địa

.Nhữ địch:giả thua

.Tấn công nhiều phía khi địch lọt vào trận địa

=>KQ:Thuyền quân Xiêm tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính bị diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước. Ng~ Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong

=>Ý nghĩa: Dập tan ý đồ của quân xâm lược Xiêm, giữ nền hòa bình cho đất nước

*Đánh Trịnh

+Phú Xuân(Huế)

+Vượt sông Gianh, tiến ra Bắc, diệt Trịnh:dễ

=>Ý nghĩa: Phá vỡ việc chia cắt đất nước giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài

*Đánh quân Thanh

-Lê Chiêu Thống sai người sang cầu cứu nhà Thanh

-Lực lượng: 29 vạn quân do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy

-Thế giặc buổi đầu:+ rất mạnh

+ác

->Lê Chiêu Thống phò giặc Thanh

-Đối phó phù hợp:

+Rút khỏi Thăng Long

+Phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn( Thanh Hóa)

+Liên kết thủy-bộ vững chắc

+Báo tin cho Nguyễn Huệ

->Nguyễn Huệ khen

=>Ng~ Huệ lên ngôi Hoàng Đế hiệu Quang Trung:+lãnh đạo chính thống

+phế vua Lê phù hợp

-Nghệ thuật quân sự:

+Tuyển thêm quân

+Khích lệ tinh thần quân sĩ bằng bài hiểu dụ

+Củng cố niềm tin của quân đội bằng lời tuyên bố trong tiệc khao quân

+Chia quân thành 5 đạo ->diệt địch nhiều phía

-Những trận đánh lớn: Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa

-Mùng 5 Tết, đại phá quân Thanh toàn thắng

*Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử

-Công lao:

+Diệt các chính quyền phong kiến thối nát Ng~, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước

+Đánh tan quân xâm lược Xiêm và Thanh

-Nguyên nhân:

+Lãnh đạo Quang Trung tài tình

+Tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân

Không biết đúng không nhá!leuleu

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Hương
15 tháng 4 2018 lúc 21:54

1. Hoàn cảnh

- Lê Chiêu Thống cầu cứu Quân Thanh.

- Năm 1788, Tôn Sĩ Nghi đem 29 vạn quân kéo vào nước ta.

+) Chuẩn bị của nghĩa quân

Lập phòng tuyến ở Tam Điệp-Lạng Sơn.

2. Kế hoạch chuẩn bị

- Tiến quân ra Bắc sau đó tiến ra NGhệ An, Thanh Hóa Rồi tới Tam Điệp.

3. Thưc hiện kế hoạch

* Chia quân làm 5 đạo

- Đạo 1: Tiến vào Thăng Long

- Đạo 2, 3: Đánh vào Tây Nam Thăng Long.

- Đạo 4: tiến vào Hải Dương.

-Đạo 5: Tiến vào Lạng Giang.

4. Diễn biến

- Đêm 30 Tết gián khẩu tiêu diệt địch.

- Đêm mồng 3 Tết vây đồn Hạ Hồn, giặc đầu hàng.

-Đêm mồng 5 Tết đành đồn Ngọc Hồi

5. Ý nghĩa

- Là bàn đạp tấn công Thăng Long.

- Tăng thêm nhiều khí cho quân ta.

6. Nguyên nhân thắng lợi

- Đã được nhân dân ủng hộ.

- Do sự chỉ huy tài tình của Nguyễn Huệ.

Bình luận (0)
Kirigaya Kazuto
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Khoa
Xem chi tiết
Ngô Nhất Khánh
Xem chi tiết
Thu Trà
2 tháng 5 2017 lúc 7:26

1:
Nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn là:
+ Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.
+ Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già, trẻ, trai, gái, các thành phần nhân dân đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia kháng chiến, gia nhập lực lượng vũ trang, ủng hộ, tiếp tế cho nghĩa quân.
+Nhờ đường lối, chiên thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu nghĩa quân, đứng đầu là Nguyễn Huệ và Nguyễn Trãi.

Ý nghĩa lịch sử:
+ Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát.
+ Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.
+ Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập của nước nhà.

2:
Sau khi chiếm được Quy Nhơn (tháng 6 - 1801), Nguyễn Ánh đánh thẳng ra Phú Xuân. Nguyễn Quang Toàn phải chạy ra Bắc Hà. Khoảng giữa năm 1802, Nguyên Ánh huy động nhiều cánh quân thuỷ - bộ đồng thời tiến ra Bắc. Quân của Nguyễn Ánh lần lượt đánh chiếm vùng đất từ Quảng Trị đến Nam Định rồi tiến thẳng về Thăng Long. Nguyễn Quang Toản vượt sông Nhị chạy lên mạn Bắc Giang thì bị bắt, chấm dứt triều Tây Sơn.
Năm 1802, Nguyễn Anh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn ; năm 1806, lên ngôi Hoàng đế. Nhà nước quân chủ tập quyền được củng cố. Vua Nguyễn trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.
Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (còn gọi là luật Gia Long - niên hiệu của Nguyễn Ánh).
Các năm 1831 -1832, nhà Nguyễn chia nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh vừa và nhỏ là chức tuần phủ.
Quân đội nhà Nguyễn gồm nhiều binh chủng. Ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây thành trì vững chắc. Một hệ thống trạm ngựa được thiết lập từ Nam Quan đến Cà Mau để kịp thời chuyển tin tức giữa triều đình với cá. địa phương.
Về quan hệ ngoại giao, các vua Nguyễn thần phục nhà Thanh. Nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước. Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc. Điều này càng thúc đẩy nước Pháp chuẩn bị việc xâm lược nước ta.

Bình luận (1)
Nguyễn Hải Dương
2 tháng 5 2017 lúc 6:28

trong vở có mà bạn

Bình luận (2)
Nguyễn Hải Dương
2 tháng 5 2017 lúc 6:35

* Nguyên nhân thằng lợi: +Nhờ ý chí đấu tranh và tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

+Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân đã góp phần quan trọng vào thắng lợi.

*Ý nghĩa:+Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất đất nước.

+Đánh đuổi các quân xâm lược: Xiêm, Thanh bảo vệ độc lập dân tộc.

* Em suy nghĩ gì về phong trào tây sơn: Phong trào Tây sơn có đóng góp rất quan trọng trong sự nghiệp xây đựng và giữ nước, là nền tảng cho sự phát triển của dân tộc.(mk tự nghĩ leuleu nên ko chắc)


Bình luận (0)
Hoang Bao Trang
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
2 tháng 5 2017 lúc 1:04

1.

◦ Vua Lê Thánh Tông là người có công đóng góp làm cho bộ máy nhà nước Ngày càng đầy đủ và chặt chẽ hơn thời vua Lê Thái Tổ (vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông chia nước làm 5 đạo ,Lê Thánh Tông chia nước làm 13 đạo)

◦ Vua Lê Thánh Tông là người soạn thảo và ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
2 tháng 5 2017 lúc 1:05

2.Điểm nổi bật ở các thế kỉ này là sự phục hồi và phát triển của nghệ thuật dân gian. Nhiều khách nước ngoài đến nước ta thế kỉ XVII còn được xem biểu diễn múa trên dây, múa đèn và các trò ảo thuật. Điêu khắc gỗ trong các đình, chùa diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày ở nông thôn (chèo thuyền, đấu vật, chọi gà, đi cày, tắm ao, đánh cờ...), nét chạm trổ đơn giản mà dứt khoát.
Nghệ thuật sân khấu cũng đa dạng và phong phú. Khắp nông thôn, đâu đâu cũng có gánh hát. Nội dung các vở chèo, tuồng, hát ả đào... thường phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả nhưng lạc quan của nhân dân, lên án kẻ gian nịnh và ca ngợi tình thương yêu con người.
Khách nước ngoài đã ghi lại bằng những kí hoạ cảnh biểu diễn múa trên dây, đánh đu, luyện võ... ở nước ta thời bấy giờ.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
2 tháng 5 2017 lúc 1:07

6.Nông Nghiệp:
- Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến công tác thuỷ lợi và tổ chức khai hoang. Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.
- Thủ công nghiệp : Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng : gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An)...
- Thương nghiệp : Buôn bán phát triển, nhất là ờ các vùng đồng bằng và ven biển. Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập. Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy, từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

Bình luận (0)