Ôn tập lịch sử lớp 6

Lê Thị Như Quỳnh
Xem chi tiết
ChaosKiz
20 tháng 3 2017 lúc 21:31

tui ko bít đc

Bình luận (0)
ChaosKiz
20 tháng 3 2017 lúc 21:32

đùa tui bít

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
20 tháng 3 2017 lúc 22:04

2.-Chính sách cai trị của bọn đỏ hộ đối với nhân dân ta vô cùng tàn bạo, chia lại đơn vị hành chính, cử quan lại người Hán cai trị tới cấp huyện, tiến hành bóc lột dã man bằng các loại thuế và lao dịch nặng nề, vơ vét tài nguyên bằng cách bắt cống nộp, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng. Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hoá dân ta về mọi mặt hòng xoá bỏ dân tộc ta...

Bình luận (0)
Đứcc Kiên
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
20 tháng 3 2017 lúc 22:06

trình độ phát triển kinh tế của Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X :
- Trình độ tương đương với các vùng xung quanh : công cụ bằng sắt, sử dụng trâu bò kéo cày, trồng lúa một năm hai vụ, trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá và khai thác lâm thổ sản... đều phát triển.
- Có sự giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng...

Bình luận (1)
ChaosKiz
20 tháng 3 2017 lúc 21:32

wtf

Bình luận (0)
mai nguyễn
Xem chi tiết
Đỗ Thị Thùy Trang
20 tháng 3 2017 lúc 21:09

Nguyên nhân: Nhà Minh thực hiện nhiều chính sách bóc lột nhân dân ta một cách tàn bạo, thi hành các chính sách đồng hóa và phá hủy nền văn hóa nước ta. Vì vậy trong bối cảnh đó, nhân dân ta đã nổi dậy đấu tranh quân Minh ở nhiều nơi từ Bắc và Nam, tiêu biểu có cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (1407-1409) và cuộc khởi nghĩa của Trần Khoáng (1409- 1414)

Bình luận (0)
Trương Nguyễn Công Chính
Xem chi tiết
ChaosKiz
20 tháng 3 2017 lúc 21:33

gf

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Minh Thư
23 tháng 3 2017 lúc 20:34

mik cx z

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
20 tháng 3 2017 lúc 12:04

1a) Ách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta :

— Chính trị : chia nước ta thành quận, huyện để cai trị, toàn bộ quyền hành đều thuộc về người Hán.

— Kinh tế: ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân ta bằng nhiều hình thức.

— Văn hoá : truyền bá Nho giáo và chữ Hán, bắt nhân dân ta theo phong tục cùa người Hán.

—> Những mục đích đó nhằm mục đích xoá tên nước ta, biến nước ta thành các đơn vị hành chính của Trung Quốc. Bóc lột, vơ vét các nguồn lợi về kinh tế của nước ta để phục vụ cho chính quốc. Thực hiện đồng hoá đối với nhân dân ta, biến dân tộc ta trở thành một bộ phận của người Hán.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
20 tháng 3 2017 lúc 12:06

1b) Dưới ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, cuộc sống của dân ta cực nhục :

Bọn quan lại đô hộ bắt dân ta phải lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ trầm, xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô để cống nạp cho chúng.

Chúng đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục của người Hán, học chữ Hán, sống theo luật pháp của người Hán. Hòng đồng hóa nhân dân ta trở thành người Hán.

- các cuộc đấu tranh của nhân dân nổ ra liện tục , chính trị , xã hội mất ổn định

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
20 tháng 3 2017 lúc 12:06

2a) - Kinh tế : Nghề rèn sắt phát triển. Nhân dân biết sử dụng sức kéo trâu bò, làm thuỷ lợi, trồng lúa một năm hai vụ. Các nghề thủ công cổ truyền vẫn được duy trì và phát triển. Giao lưu buôn bán trong nước và với các nước xung quanh có sự khởi sắc.
- Văn hoá :
+ Bọn đô hộ ra sức truyền bá chữ Hán và du nhập đạo Nho, đạo Lão và đạo Phật cùng các luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta.
+ Trước chính sách đồng hoá của kẻ thù. nhân dân ta vẫn kiên trì trong cuộc đấu tranh giữ gìn tiếng nói, chữ viết và các phong tục tập quán của dân tộc.

Bình luận (0)
Đứcc Kiên
Xem chi tiết
Lùn
Xem chi tiết
Kaneki Ken
19 tháng 3 2017 lúc 22:50

Tiểu sử về hai bà Trưng:

Trưng Trắc, Trưng Nhị là 2 chị em con gái lạc tướng huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) thuộc dòng dõi Hùng Vương. Trưng Trắc là một phụ nữ đảm đang, dũng cảm. Chồng bà là Thi Sách con trai lạc tướng huyện Chu Diên (Nam Hà) cũng là một người con yêu nước và có chí khí quật cường. Hai gia đình lạc tướng với sự ủng hộ của nhân dân đang cùng nhau liên kết với các thủ lĩnh khác chuẩn bị cùng nổi dậy lật đổ ách đô hộ nhà Hán. Đúng lúc đó,Thi Sách bị viên Thái Thú Tô Định bày mưu giết hại. Hành vi bạo ngược của Tô Định không làm Trưng Trắc nhụt chí. Hai Bà Trưng quyết tâm tiến hành cuộc khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà.

Tháng 3 năm 40, Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát (Hát Môn, Hà Tây, nay là Hà Nội). Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh.Từ Mê Linh nghĩa quân tiến đánh Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội); rồi từ đó tiến về Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh),trung tâm của chính quyền đô hộ. Dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, các cuộc khởi nghĩa ở khắp bốn quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đã thống nhất thành một phong trào nổi dậy rộng lớn cả nước. Bị đòn bất ngờ. Chính quyền đô hộ tan rã và sụp đổ nhanh chóng. Quân Hán hoảng sợ bỏ hết của cải, vũ khí, ấn tín chạy tháo thân về nước. Tô Định phải cắt tóc, cạo râu, mặc giả thường dân, lẩn vào đám tàn quân trốn về Trung Quốc. Chỉ trong vòng không đầy một tháng, cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi, giành lại nền độc lập dân tộc sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến nước ngoài đô hộ. Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua (Trưng Vương) và đóng đô ở Mê Linh (Vĩnh Phúc). Hai năm liền nhân dân được xá thuế.

Cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng thắng lợi đã tô thắm những trang sử vàng của đất nước. Hai Bà Trưng cũng là hai nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta.

Tiểu Sử về Lý Bí:

Lý Bí xuất thân từ một hào trưởng địa phương. Theo sử cũ, quê ông ở huyện Thái Bình (có lẽ ở phía trên thị xã Sơn Tây, trên hai bờ sông Hồng). Một thời, ông có ra làm việc với chính quyền đô hộ, nhận một chức quan nhỏ: giám quận (kiểm soát quân sự) ở Cửu Đức, Đức Châu (Đức Thọ, Hà Tĩnh). Yêu nước, thương dân, bất bình với bè lũ đô hộ, ông sớm bỏ quan, về quê ở Thái Bình. Vùng quê ông có Tinh Thiều, giỏi văn chương, lặn lội sang kinh đô nhà Lương (Nam Kinh) xin bổ một chức quan (trước năm 521). Nam triều Trung Quốc cho đến thời Lương, phân biệt tôn ti chặt chẽ giữa quý tộc và bình dân. Lại bộ thượng thư nhà Lương là Sái Tôn bảo họ Tinh là hàn môn, không có tiên hiền, chỉ cho Thiều làm Quảng Dương môn lang tức là chân canh cổng thành phía tây kinh đô Kiến Khang. Tinh Thiều lấy thế làm xấu hổ, không nhận chức về quê, cùng Lý Bí mưu tính việc khởi nghĩa, chiêu tập hiền tài.
Lý Bí, nhân lòng oán hận của dân, đã liên kết với hào kiệt các châu thuộc miền đất Giao Châu nước ta (Việt Nam xưa), đồng thời nổi dậy chống Lương. Theo sử cũ Việt Nam, thủ lĩnh Chu Diên (vùng Đan Hoài, nay thuộc ngoại thành Hà Nội) là Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục, phục tài đức Lý Bí đã đem quân theo trước tiên, Phạm Tu cũng là một tướng tài của Lý Bí từ buổi đầu khởi nghĩa.
Cuộc khởi nghĩa thành công nhanh. Đứng trước cuộc khởi nghĩa lớn, có sự liên kết giữa các địa phương Tiêu Tư thứ sử Giao Châu khiếp hãi, không dám chống cự chạy trốn về Việt Châu (bắc Hợp Phố) và Quảng Châu.
Nổi dậy từ tháng 1 năm 542, không quá 3 tháng nghĩa quân đã chiếm được châu thành Long Biên (Bắc Ninh).
Sau những giờ phút kinh hoàng buổi đầu, chính quyền nhà Lương lập tức có phản ứng đối phó. Tháng 4 năm 542 vua Lương sai thứ sử Việt Châu là Trần Hầu, thứ sử La Châu là Nịnh Cư, thứ sử An Châu là Lý Trí, thứ sử ái Châu là Nguyễn Hán, từ 2 phía bắc nam Giao Châu cùng tiến đánh nghĩa quân Lý Bí. Cuộc phản kích này của giặc Lương đã hoàn toàn thất bại. Nghĩa quân thắng lớn và nắm quyền làm chủ đất nước. Từ đồng bằng Bắc Bộ, Lý Bí đã kiểm soát được tới vùng Đức Châu (Hà Tĩnh) ở phía nam và vùng bán đảo Hợp Phố ở phía bắc.
Thua đau, vua Lương lại sai thứ sử Cao Châu là Tôn Quýnh, thứ sử Tân Châu là Lư Tử Hùng điều khiển binh mã đi đánh Lý Bí vào mùa đông năm ấy. Bọn này dùng dằng không chịu tiến quân, lấy cớ mùa xuân lam chướng, xin đợi mùa thu hẵng khởi binh song vẫn bất đắc dĩ phải động binh (tháng 1 năm 543).
Chủ động đánh giặc, nghĩa quân Lý Bí tổ chức một trận tiêu diệt lớn ngay trên miền cực bắc Châu Giao. Cuộc chiến diễn ra ở Hợp Phố. Quân giặc, 10 phần chết tới 7,8 phần, bọn sống sót đều tan vỡ cả, tướng sĩ ngăn cấm cũng không được. Bọn Tôn Quýnh, Lư Tử Hùng phải dẫn tàn binh quay về Quảng Châu. Tiêu Tư dâng tờ khải về triều, vu cho Tôn Quýnh, Tử Hùng "giao thông với giặc, dùng dằng không tiến quân". Thấy quân lính bị thiệt hại quá nặng, Lương Vũ Đế xuống chiếu bắt cả 2 tên tướng cầm đầu bị tội chết ở Quảng Châu.
Sau những thắng lợi cả hai chiến trường biên giới Bắc, Nam. Mùa Xuân, tháng Giêng theo lịch Trăng (2-544), Lý Bí dựng lên một nước mới, với quốc hiệu Vạn Xuân, đóng đô ở miền cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Sử cũ (Đại Việt sử ký) đã bình luận rằng, với quốc hiệu mới, người đứng đầu nhà nước Vạn Xuân có "ý mong xã tắc được bền vững muôn đời"
Lý Bí là người Việt Nam đầu tiên tự xưng hoàng đế, Việt đế theo sử Bắc (Tự trị thông giám) hay Nam đế theo sử Nam. Và bãi bỏ chính sóc (lịch) của Trung Quốc, ông cũng đặt cho Vạn Xuân và triều đại mới một niên hiệu riêng, Đại Đức theo sử Bắc hay Thiên Đức theo sử Nam (Thiên Đức phải hơn, vì khảo cổ học đã tìm thấy những đồng tiền Thiên Đức đúc thời Lý Nam Đế).
Xưng đế, định niên hiệu riêng, đúc tiền riêng, lấy Nam đối chọi với Bắc, lấy Việt đối sánh với Hoa, những điều đó nói lên sự trưởng thành của ý thức dân tộc, lòng tự tin vững chắc ở khả năng tự mình vươn lên, phát triển một cách độc lập. Đó là sự ngang nhiên phủ định quyền làm "bá chủ toàn thiên hạ" của hoàng đế phương bắc, vạch rõ sơn hà, cương vực, và là sự khẳng định dứt khoát rằng nòi giống Việt phương Nam là một thực thể độc lập, là chủ nhân của đất nước và nhất quyết giành quyền làm chủ vận mệnh của mình.
Lý Nam Đế cũng là người đầu tiên nhận ra vị trí địa lý trung tâm đất nước của miền sông nước Tô Lịch. Hà Nội cổ, từ giữa thế kỷ 6, bước lên hàng đầu của lịch sử đất nước.
Cơ cấu triều đình mới, hẳn còn sơ sài, nhưng ngoài hoàng đế đứng đầu, bên dưới đã có hai ban văn võ. Tinh Thiều làm tướng văn, Phạm Tu làm tướng võ, Triệu Túc làm thái phó, Lý Phục Man được cử làm tướng quân coi giữ một miền biên cảnh, từ Đỗ Động (Thanh Oai, Hà Sơn Bình) đến Đường Lâm (Ba Vì) "để phòng ngừa Di Lão" Triều đình Vạn Xuân là mô hình, lần đầu tiên, được Việt Nam thâu hóa và áp dụng của một cơ cấu nhà nước mới, theo chế độ tập quyền trung ương. Lý Nam Đế cho xây một đài Vạn Xuân để làm nơi văn võ bá quan triều hội.
Nhà nước Vạn Xuân, dù mới dựng, cũng bỏ tiền xây một ngôi chùa lớn, sau trở thành một trung tâm Phật giáo và Phật học lớn của Việt Nam. Đó là chùa Khai Quốc, tiền thân của chùa Trấn Quốc ở Hà Nội ngày nay. Ngay cái tên, "chùa Mở Nước" cũng đã hàm chứa nhiều ý nghĩa!
Đầu năm 545, nhà Lương bắt đầu tổ chức cuộc xâm lược Vạn Xuân nhằm chinh phục lại châu Giao, "thuộc quốc" cũ. Dương Phiêu được cử làm thứ sử châu Giao. Trần Bá Tiên, viên tướng vũ dũng xuất thân "hàn môn" nhưng có công đánh dẹp châu Quảng, được cử làm tư mã Giao Châu, lĩnh thái thú Vũ Bình, cùng Dương Phiêu tổ chức cuộc chinh phục Vạn Xuân.
Quân Vạn Xuân có khoảng vài vạn người giữ thành ở cửa sông Tô Lịch, chiến đấu chống giặc.
Thành đất, lũy tre gỗ, không mấy kiên cố, bị Trần Bá Tiên thúc giục quân vũ dũng công thành ráo riết. Lý Nam Đế buộc phải lui binh ngược sông Hồng, về giữ thành Gia Ninh trên miền đồi núi trung du vùng ngã ba sông Trung Hà - Việt Trì.
Cục diện cố thủ của Lý Nam Đế ở thành Gia Ninh kéo dài suốt mùa khô năm 545. Sang tháng 2 năm 546, quân vũ dũng của Bá Tiên, có hậu quân Dương Phiêu tới phối hợp, bao vây và công phá, cuối cùng đã hạ được thành Gia Ninh vào ngày 25. Nhưng Lý Nam Đế cùng một số binh tướng đã thoát chạy được vào miền động Lão ở Tân Xương (miền đồi núi Vĩnh Phú trên lưu vực sông Lô). Chiến tranh giữ nước chuyển sang một hình thái khác. Lý Nam Đế vào vùng núi rừng Việt Bắc, ngoài số binh tướng còn lại sau trận thất thủ Gia Ninh, đã mộ thêm được nhiều nghĩa quân. Nghĩa quân dựng lán trại trong rừng, hạ nhiều cây rừng, xẻ ván đóng thuyền bè.
Sau một thời gian chỉnh đốn lại lực lượng, tháng 10 năm 546, Lý Nam Đế lại kéo quân từ trong núi rừng "Di Lão" ra hạ thủy trại ở vùng hồ Điển Triệt (tên nôm là Đầm Miêng) thuộc xã Tứ Yên huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phú, nằm bên bờ sông Lô, cách Bạch Hạc khoảng 15 km về phía bắc. Tuy nhiên, những trận mưa lũ cuối mùa đã khiến cho nước sông Lô đột nhiên lên to, tràn vào vùng chằm ao và ruộng trũng, nước ngập tràn, chảy như rót vào hồ, thuyền lớn có thể đi lại tha hồ mà khu căn cứ nghĩa quân trở thành một vùng cô đảo giữa biển nước mênh mông... Lợi dụng nước lớn, Trần Bá Tiên xua chiến thuyền xông trận, đánh trống reo hò mà tiến vào Điển Triệt. Lý Nam Đế và nghĩa quân bị địch tập kết bất ngờ, không kịp phòng bị, không sao chống đỡ nổi.
Đây là trận đánh lớn cuối cùng của Lý Nam Đế. Sau lần thất bại lớn thứ ba này, ông phải vào nương náu trong động Khuất Lão (Tam Nông, Vĩnh Phú).
Tương truyền, về cuối đời, Lý Nam Đế bị mù. Thần thành hoàng Danh Hựu vẫn được các làng chung quan gọi là "Vua mù" và khi tế lễ, phải xướng tên các vật phẩm để thần biết.
Theo sử cũ của Việt Nam, từ sau khi rút về động Khuất Lão, Lý Nam Đế bị đau yếu luôn. Hai năm sau ông mất (548).
Cuộc kháng chiến chống ách Bắc thuộc của người Việt sau đó được tiếp tục dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục, một tướng cũ của Lý Bí với căn cứ khởi nghĩa tại đầm Dạ Trạch.

Bình luận (0)
Quỳnh Như Võ
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
19 tháng 3 2017 lúc 15:02

Vì họ là những người có công với đất nước. Họ quyết tâm hi sinh máu xương vì độc lập của đất nước. Họ sẵn sàng đấu tranh kể cả khi mất đi tính mạng. Họ có tấm lòng nhân nghĩa. Vì thế chuyện lập đền thờ , lăng để thờ cúng họ là chuyện dĩ nhiên hậu thế đời sau phải làm.

Bình luận (0)
Phạm Chinh
Xem chi tiết
Bùi Thị Hải Châu
19 tháng 3 2017 lúc 13:08

1. - Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

- Khởi nghĩa Bà Triệu

- Khởi nghĩa Lý Bí

- Khởi nghĩa Mai Trúc Loan

Bình luận (0)
Bùi Thị Hải Châu
19 tháng 3 2017 lúc 13:17

2. - Một xin rửa sạch nước thù: trả được mối thù của đất nước.
-Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng: giành lại được đất nước mà các vua Hùng đã dựng nên.
-Ba kẻo oan ức lòng chồng: trả thù cho chồng Trưng Trắc là Thi Sách.

Bình luận (0)
Bùi Thị Hải Châu
19 tháng 3 2017 lúc 13:24

2. Diễn biến:

Mùa xuân năm 40 hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa tại Hát Môn. Nghĩa quân đã làm chủ Mê Linh, nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu. Tô Định hoảng hốt nên trốn về Nam Hải. Khởi nghĩa thắng lợi.

Bình luận (0)
Rơm Vàng
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
18 tháng 3 2017 lúc 21:59

1.

Quốc gia Phù Nam bao gồm nhiều tiểu quốc, bộ phận chủ yếu ở vùng Tây Nam Bộ có tiếng nói thuộc ngữ hệ Nam Đảo. Thể chế chính trị quân chủ, do vua đứng đầu nắm mọi quyền hành.

Cư dân Phù Nam sản xuất nông nghiệp, kết hợp với làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán. Ngoại thương đường biển rất phát triển.

Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là ở nhà sàn. Phật giáo và Hinđu giáo được sùng tín. Nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển. Xã hội đã có sự phân hoá giàu nghèo thành các tầng lớp quý tộc, bình dân và nô lệ.

Cuối thế kỉ VI, Phù Nam suy yếu, bị Chân Lạp thôn tính.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
18 tháng 3 2017 lúc 22:00

2.

Chính quyền đô hộ thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. Chúng còn cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn điền, nấm độc quyền về muối và sắt.

Quan lại trong chính quyền đô hộ dựa vào quyền hành, ra sức bóc lột dân chúng đế làm giàu.

Bình luận (0)