LẬP DÀN Ý: suy nghĩ của mình về việc mở cây ATM gạo hiện nay? (Nghị luận về 1 hiện tượng đời sống)
LẬP DÀN Ý: suy nghĩ của mình về việc mở cây ATM gạo hiện nay? (Nghị luận về 1 hiện tượng đời sống)
Tham khảo:
A. Mở bài
- Giới thiệu về những hành động đầy tính nhân văn của con người trong mùa dịch Covid 19
- Giới thiệu về một biểu hiện của lối sống nhân văn : cây ATM gạo
B. Thân bài
1. Thế nào là ATM gạo ?
- Chiếc máy này do anh Hoàng Tuấn Anh - CEO Công ty PHGLock (quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh) tận dụng máy móc có sẵn của công ty chế tạo.
- Máy hoạt động như cây ATM, chỉ cần nhấn nút, gạo sẽ tự động tuôn ra, mỗi lần được 1,5kg gạo, dành cho 2-3 người ăn trong khoảng 1 tuần.
- Tại địa điểm nhận gạo còn được thiết kế thành các khu vực đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn và các làn đường riêng cho từng người. Đoàn viên, thanh niên trên địa bàn quận đã đứng ra hướng dẫn, hỗ trợ để đảm bảo khoảng cách giữa những người đến nhận gạo.
=> “ATM gạo” đầu tiên ra đời, mô hình này đã được nhanh chóng lan tỏa khắp Thành phố và các tỉnh lân cận . Đây là một sáng tạo độc đáo , giúp ích cho người nghèo trong thời gian dịch bệnh khó khăn.
2. Ý nghĩa của cây ATM gạo
- ATM gạo như một cứu tính cho người nghèo trong thời điểm dịch bệnh không thể đi làm để kiếm tiền và sinh hoạt cuộc sống.
- ATM gạo thể hiện sự nhân văn, tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống.
- ATM gạo đã được người dân đồng lòng hưởng ứng , còn các mạnh thường quân khắp nơi đã tích cực chở gạo tới tới hỗ trợ người nghèo
- Đã có rất nhiều cây ATM gạo khác được lập ra ở rụ sở UBND xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh ; số 281 đường Võ Văn Ngân, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh ; số 48, đường 48, khu phố 6 và phường Linh Chiểu (số 25, đường Hoàng Diệu 2).
- ATM gạo đã chứng minh cho mọi người thấy về giá trị của tình người trong những hoàn cảnh khó khăn , về sự sẻ chia và đồng cảm giữa con người với con người.
- Nó kích thích sản sinh lòng nhân ái trong cộng đồng và phần nào giúp con người dẹp bỏ ích kỉ cá nhân .
C. Kết bài
- Khẳng định ATM gạo là một mô hình hay , cho thấy tinh thần yêu thương và sự sẻ chia cộng đồng.
viết đoạn văn ngắn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải nỗ lực trong việc học trực tuyến hiện nay
Cuộc sống không phải lúc nào cũng êm đềm, nó luôn tiềm ẩn những biến cố thăng trầm tựa như những đợt sóng ngoài đại dương – đợt này chưa dứt, đợt khác đã dâng trào. Ở giữa những nhịp sóng gấp gáp đó, để có cho mình những phút giây ngưng nghi, suy ngẫm về con đường sắp tới thì thật không đơn giản. Tuy nhiên, chính những khoảng lặng, những phút giây ngưng nghi ấy lại vô cùng quan trọng đối với sự hoàn thiện của mỗi người. Bill Tammeus từng mô tả một cách sinh động sức mạnh của những khoảng lặng đó trong một trang nhật ký viết vào tháng 12 năm 1989 rằng: Có một khoảnh khắc đặc biệt khi những con sóng trào dâng. Nó xuất hiện ngay vào thời khắc mà một con sóng nhoài mình vào cát trắng nhưng không vội vã trở lại biển khơi mà lặng lờ dừng lại. Trong không đến một giây, những con sóng ngừng xô nhau và nhờ sự trong vắt đó tôi có thể thấy rõ đáy cát bên dưới, thấy rõ những viên sỏi, những vỏ sò và thấy cả những hạt cát vàng lấp lánh. Đôi khi tôi nghĩ khoảnh khắc đó chính là khoảnh khắc chúng ta được ban tặng để nhìn nhận những điều đang thực sự diễn ra trong cuộc đời này. Khoảng lặng nhỏ nhoi đó chẳng khác nào động lực giúp chúng ta chạm tới trạng thái cân bằng rất đỗi hiểm hoi. Rồi những con sóng lại chìm xuống nhường chỗ cho đợt sóng mới trào lên và chúng ta sẽ mất sự trong vắt chi kéo dài trong tích tắc. Vì thế, khi đáy nước trong veo, khi tất cả như ngừng nhịp, lặng im, dịu vợi, chúng ta nên nắm lấy nó, cất giữ nó trong sâu thắm lòng mình để khi những đợt sóng mới trào lên, chúng ta vẫn có thể giữ mình cân bằng. Những khoảnh khắc ấy khiến bạn nhận ra tiềm năng còn ẩn chứa trong con người mình. Những khoảnh khắc giúp bạn vượt lên tổn thương và nghịch cảnh. Hãy trân trọng và giữ gìn những khoảnh khắc ấy. Hãy giữ chúng trước tiên trong tâm trí mình, để khi những ngọn sóng của vụn vặt lo toan và bộn bề công việc bủa vây, bạn vẫn có thể giữ cho mình sự lạc quan và tập trung vào những ước mơ lớn lao nhất của đời mình. (Theo Stephen Covey, Hạt giống tâm hồn, vượt qua thử thách, NXB Tổng hợp TPHCM, 2019, trang 44-46) Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 2: Anh/chị thấy được điều gì về sự quan sát của tác giả qua những thông tin sau: Trong không đến một giây, những con sóng ngừng xô nhau và nhờ sự trong vắt đó tôi có thể thấy rõ đáy cát bên dưới, thấy rõ những viên sỏi, những vỏ sò và thấy cả những hạt cát vàng lấp lánh?
Câu 4: Anh /chị hãy lựa chọn hai trong số những thông tin sau và trình bày suy nghĩ của mình: (1) Cuộc sống tiềm ẩn những biến cố thăng trầm,
(2) Khoảng lặng nhỏ nhoi,
(3) những ngọn sóng của vụn vặt lo toan và bộn bề công việc bủa vây,
(4) đợt sóng mới trào lên và chúng ta sẽ mất sự trong vắt chỉ kéo dài trong tích tắc,
(5) vượt lên tổn thương và nghịch cảnh,
(6) trạng thái cân bằng rất đỗi hiếm hoi,
(7) lac quan vӑ tӑp trung
Hãy viết một đọan văn ngắn (200chữ) trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng sống vô trách nhiệm với cộng đồng trong mùa dịch Mn giúp em với ạ💛
Viết đoạn văn nghị luận ngắn bàn về covid-19 trong đó có sử dụng ít nhất một phương thức biểu đạt bổ trợ(tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh)
Trình bày suy nghĩ của em về sự cần thiết phải có tinh thần chủ động trong cuộc sống <khoảng 200 chữ>
tham khảo :
Trong cuộc sống, mỗi người đặc biệt là thế hệ trẻ luôn mang trong mình một quan niệm sống rõ rệt, nhưng lối sống điển hình nhất có lẽ là "sống ở thế chủ động". Vậy phong cách sống này là gì và nó mang lại cho bản thân tuổi trẻ những ý nghĩa, giá trị nào? Trước hết, lối sống ấy là sống một cách tích cực, sống không ngừng sáng tạo, cống hiến, chuẩn bị cho tương lai, sống không bị động. Người có phong cách sống này luôn gặt hái được nhiều thành tích cao. Thực tế cho thấy, có rất nhiều bạn trẻ sở hữu lối sống này. Tiêu biểu như bạn Nguyễn Thuận Hưng, bạn luôn vạch ra cho mình những kế hoạch, mục tiêu cụ thể từ đó sống và học tập hết mình để hoàn thành được nhiệm vụ. Thật vậy, lối sống chủ động đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Khi chủ động, ta có thể nhạy bén với những thay đổi của xã hội, của thế giới mà không rơi vào tình trạng bị động, lạc lối. Hơn hết, chính nó sẽ biến ta thành con người chăm chỉ, siêng năng và luôn sở hữu trí tưởng tượng phong phú, lối làm việc sáng tạo và nhanh nhạy. Bên cạnh đó, chính lối sống ấy còn giúp bạn được đánh giá cao trong mắt của mỗi người. Ấy thế mà ngày nay cạnh bên những bạn trẻ sống ở thế chủ động vẫn còn tồn đọng nhiều thanh niên sống chỉ biết ỷ lại vào người khác, sống thụ động. Qua đây, mỗi chúng ta, thế hệ trẻ, mầm mống tương lai của đất nước hãy có cho mình một lối sống tích cực, chủ động, sáng tạo. Có như vậy bạn mới thành công và đất nước mới phát triển bền vững.
Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn có nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta chia sẻ, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác. Đó chính là sự cho và nhận trong cuộc đời này.
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương.
Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi.
(Trích- Lời khuyên cuộc sống, nguồn Internet)
Thực hiên các yêu cầu sau:
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản
2. Theo tác giả, chúng ta cần phải sống như thế nào?
3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến:" XIn đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình"?
4.Anh/chị có đồng tình với quan điểm:" Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân "? không? Vì sao?
Văn 200 chữ nỗi đau của những đứa trẻ
Bản thân tôi sẽ chứng minh cho các bạn, tôi đã bị đá 3 lần trong một năm, tôi thuộc top 7 tỉ người đẹp trai nhất thế giới, tôi có rất nhiều tiền, tài sản của tôi rất khổng lồ nếu người thường 100.000 xài trong 1 ngày thì tôi 1 năm mới xài hết, nếu tiền của tôi được xếp thì nó sẽ cao lên đến nóc nhà với điều kiện là phải đổi ra tiền lẻ bao nhiều đó thôi là đã thấy tôi giàu như nào rồi
là một người địa gia tôi toàn dùng đồ nước ngoài như Ajjnomoto của nhật, aiphon của trung quốc, dùng dao của thái lan, đi dép lào, bên cạnh đó tôi cũng tàn ăn đồ nước ngoài như Đậu Hà Lan, Khoai Tây, Nho Mỹ, Bắp Mỹ. Bên cạnh đó tôi còn có lỗi sống cực sang cảnh như, xỉa răng 1 lần rồi bỏ, ăn sữa chua ko cần bỏ vỏ, bấy nhiêu đó là đủ thấy tôi đã siêu giàu rồi
Bạo lực ngôn từ trong học đường là một vấn đề đang ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Đây là một hành vi sử dụng ngôn ngữ để làm tổn thương người khác, có thể là bằng cách nói những lời lăng mạ, xúc phạm, đe dọa, chê bai,... Bạo lực ngôn từ có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào, nhưng nó thường xảy ra ở trường học, nơi các em học sinh còn đang trong độ tuổi phát triển và dễ bị tổn thương.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực ngôn từ trong học đường, trong đó có thể kể đến:
Thiếu sự quan tâm của gia đình và nhà trường: Khi các em học sinh không được quan tâm, chăm sóc đúng mức, chúng sẽ dễ bị kích động và có những hành vi bạo lực, trong đó có bạo lực ngôn từ.Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông: Các chương trình truyền hình, phim ảnh có nội dung bạo lực có thể tác động tiêu cực đến tâm lý của các em học sinh, khiến chúng trở nên hung hãn và có những hành vi bạo lực.Thiếu kỹ năng giải quyết xung đột: Khi các em học sinh không có kỹ năng giải quyết xung đột, chúng sẽ dễ dàng sử dụng bạo lực, trong đó có bạo lực ngôn từ để giải quyết vấn đề.Bạo lực ngôn từ có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với cả nạn nhân và thủ phạm. Đối với nạn nhân, bạo lực ngôn từ có thể khiến họ cảm thấy bị tổn thương, xấu hổ, tự ti, thậm chí dẫn đến trầm cảm và suy nghĩ tự tử. Đối với thủ phạm, bạo lực ngôn ngữ có thể khiến họ trở nên hung hãn, bạo lực và có những hành vi vi phạm pháp luật.
Để ngăn ngừa bạo lực ngôn từ trong học đường, cần có sự phối hợp của nhiều yếu tố, bao gồm gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình cần quan tâm, chăm sóc và giáo dục con cái về kỹ năng giải quyết xung đột. Nhà trường cần có các chương trình giáo dục về phòng chống bạo lực học đường, đồng thời tạo môi trường học tập lành mạnh cho học sinh. Xã hội cần lên án và xử lý nghiêm minh các hành vi bạo lực, trong đó có bạo lực ngôn ngữ.
Mỗi người chúng ta đều có thể góp phần ngăn ngừa bạo lực ngôn ngữ trong học đường bằng cách:
Tạo môi trường thân thiện, hòa đồng trong lớp học và trường học.Kiên quyết lên án và xử lý nghiêm minh các hành vi bạo lực, trong đó có bạo lực ngôn ngữ.Giáo dục con cái về kỹ năng giải quyết xung đột và cách ứng phó với bạo lực ngôn ngữ.Hãy chung tay xây dựng một môi trường học đường an toàn, lành mạnh cho tất cả học sinh.
Nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời. Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời. [Theo Ngữ văn 7, tập 2, tr.43, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2015] Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính và quan điểm của tác giả trong đoạn trích trên. Câu 2: Bạn có đồng tình với quan điểm: “Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì”? Câu 3: Theo bạn, sai lầm đem đến những tổn thất và bài học gì cho đời? Câu 4: Từ văn bản, hãy hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với bạn.