Hướng dẫn soạn bài Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

Cao Thị Phương Ly
Xem chi tiết
JUNGKOOK TEAHYUNG JIMIN...
15 tháng 12 2017 lúc 20:04

Truyện ca ngợi nhân vật Thái y lệnh họ Phạm . Nhân vật là người nhân hậu , khoan dung . Có lòng nhân đức . Là một thầy thuốc không chỉ giỏi về nghề nghiệp mà còn có tấm lòng nhân từ . Để thể hiện nhân vật tác giả đã sử dụng nghệ thuật viết truyện tập trung vào tình huống gay cấn để làm nổi bật tính cách của nhân vật .

Bình luận (0)
Cao Thi Phuong Ly
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Ty
Xem chi tiết
 ❀◕ ‿ ◕❀ Honey Bear
8 tháng 12 2017 lúc 19:35

Bố cục:

- Đoạn 1 (từ đầu ... trọng vọng): giới thiệu vị Thái y lệnh Phạm Bân.

- Đoạn 2 (tiếp ... mong mỏi): Phạm Bân kháng lệnh để cứu người nguy cấp trước.

- Đoạn 3 (còn lại): hạnh phúc chân chính của lương y họ Phạm.
Bình luận (0)
bùi thị phương hạnh
Xem chi tiết
Nguyễn Bá Luân
14 tháng 12 2017 lúc 9:07
Một lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải là người “đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta”. So sánh nội dung này với nội dung trong lời thề của Hi-pô-cờ-rát (một dang y nổi tiếng của Hi Lạp thời cổ đại) thì quả thức đã có sự gặp nhau về tư tưởng giữa các bậc đại danh y trên thế giới. Dù có những khoảng cách về không gian và thời gian nhưng giữa họ có một điểm chung đó là sự thương yêu người bệnh, sự đùm bọc đối với những người nghèo. Chữ Hán vốn rất hàm súc và cô đọng. Cụm từ Y thiện dụng tâm nếu được dịch thành Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng thì chưa rõ nghĩa. Việc thêm vào trong câu hai từ cốt nhất sẽ làm cho câu rõ nghĩa hơn. Bởi để trở thành một thầy thuốc giỏi, người ta phải cần rất nhiều phẩm chất tốt (ví dụ nếu như tay nghề không giỏi thì chắc chắn không thể trở thành thầy thuốc giỏi được). Song phẩm chất cần được nhấn mạnh nhất đó là cái tâm của người chữa bệnh. Như thế, cách dịch Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng rõ ràng là chính xác hơn.

Bình luận (0)
Nanami Luchia
Xem chi tiết
dorothy
26 tháng 12 2016 lúc 20:14

a)là một người nhân hậu ,không chỉ giỏi nghề y mà còn hết lòng vì người khác

không hề né tránh dù bệnh nhân máu mủ dầm dề

b)phẩm chất :là người có bản lĩnh ,cứng cỏi ,không phân biệt giàu nghèo

Lúc đầu tức giận nhưng sau khi nghe Thái y lệnh tường trình đã không những hết tức giận mà con ca ngợi ông chứng tỏ Trần Anh Vương cũng là một ông vua nhân đức.

ca ngợi người thầy thuốc giỏi có lương tam nghề nghiệp bản lĩnh trí tuệ và lòng nhân ái

Bình luận (1)
Dương Thị Minh Anh
31 tháng 12 2016 lúc 17:13

3.Qua câu chuyện: "Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng" có thể rút ra cho những người nghề y là phải có tấm lòng cao thượng,hết lòng vì bệnh nhân.banhbanh

Bình luận (2)
Nanami Luchia
26 tháng 12 2016 lúc 20:03

giúp với

Bình luận (0)
nguyen ngoc ha chi
Xem chi tiết
Hoang Hung Quan
6 tháng 12 2016 lúc 11:11

Giới thiệu :

+ Là quan Thái y lệnh phụng sự Trần Anh Vương.

+ Dùng tiền của mua thuốc và tích trữ thóc gạo

+ Chữa những kẻ cơ khổ chu đáo không lấy tiền

+ Năm đói, dựng nhà cho kẻ đói khát bệnh tật.

= > Rất được người đời trọng vọng

Câu chuyện : Có người mời đi chữa cho người đàn bà nguy kịch, máu chảy như xối.

=> Ngài theo ngay.

+ Ngay lúc đó được lệnh vào cung thăm quý nhân bị sốt. Thái y lệnh đã từ chối.

+ Quan Trung sứ tức giận đe dọa mạng sống của ông.

+ Ông chấp nhận chịu tội để đi cứu người đàn bà.

+ Bị vua quở trách, ông bày rõ tấm lòng thành. + Nhà vua khen ông là lương y.

- Kết chuyện : con cháu ngài đều làm quan lương y được mọi người khen.

Bình luận (0)
Ngô Thanh Hồng
Xem chi tiết
Đạt Trần
25 tháng 7 2017 lúc 8:48

Trong lịch sử y học nước nhà, đã có không ít vị danh y được người đời mến mộ và trọng vọng. Họ là những bậc lương y chân chính, vừa giỏi về y thuật, vừa có lòng nhân đức thương xót người bệnh như chính bản thân mình. Tên tuổi của họ được lưu danh trong sử sách và được người đời truyền tụng.

Cũng đă có không ít những truyền thuyết, những giai thoại về những bậc danh y ấy, để người đời sau nhìn vào mà noi gương.

Văn chương cũng đã có những tác phẩm (dù ở mức độ kể sơ lược) viết về tài đức của các bậc danh y. Trong tác phẩm Nam Ông mộng lục, phần Y thiển dụng tâm của Hồ Nguyên Trừng, ta bắt gặp một hình ảnh đẹp về một bậc lương y chân chính: Thái y lệnh Phạm Bân.

Lương y Phạm Bân xuất thân con nhà thuốc. Tổ tiên của ông có nghề y gia truyền được ca tụng. Vì thế ông được bố nhiệm chức Thái y lệnh coi sóc việc chữa bệnh trong cung vua.

Được làm lương y ở trong cung vua đã là mơ ước của nhiều thầy thuốc, thái y lệnh lại là một chức bậc mà không ít kẻ thèm muốn dòm ngó. Cả một ngàn năm phong kiến Việt Nam với sự trị vì của cả trăm vị hoàng đế, đời nào chẳng có Thái y lệnh. Nhưng tên tuổi của mấy ai đã được lưu truyền?

Tác giả Hồ Nguyên Trừng không đi sâu kể về tài năng của Thái y lệnh Phạm Bân, chỉ lướt qua vài chi tiết như:

- Ông được bổ nhiệm chức Thái y lệnh.

- Bệnh nhân đến chữa tới khi khoẻ mạnh rồi đi. Cứ như vậy, trên giường không lúc nào vắng người.

- Bỗng liền năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, ngài lại dựng thêm nhà cho những kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở, cứu sống hơn ngàn người. Ngài được người đương thời trọng vọng.

- Cứu sống người đàn bà nguy kịch, máu chảy như xối, mặt mày xanh lét.

-Vua Anh Tông khen là giỏi về nghề nghiệp.

Chỉ một vài chi tiết nhỏ cũng đủ để ta hình dung ra tài năng của vị lương y đó. Thật là một tài năng hiếm có.

Thái y lệnh Phạm Bân không chỉ giỏi về nghề nghiệp, nét nổi bật trong ông là lòng nhân đức, thương yêu người bệnh và hết lòng chữa bệnh cứu người.

Người bệnh ở đây không phải chỉ là các vị trong hoàng thất, các vị đại thần, quý tộc, mà chủ yếu là người dân, kể cả những kẻ cơ khổ khốn cùng nhất. Mặc dù ở địa vị cao sang, được hưởng vinh hoa phú quý vua ban, Thái y lệnh Phạm Bân vẫn dốc lòng, dốc sức chữa bệnh cho dân.

Mục đích của việc ông xây các nhà dưỡng bệnh tại nhà riêng của mình, nhận bệnh nhân về chữa trị không phải vì kiếm lợi (mà nếu có nhằm mục dich này cũng là đáng quý, vì ông đem tài năng ra để trị bệnh cứu người), song đáng quý hơn mục đích của ông là cứu người!

Vì mục đích cứu người mà ông đã dốc hết tiền của trong nhà ra để mua thuốc tốt, tích trữ lương thực. Mua thuốc tốt để chữa bệnh là điều dễ hiểu. Song tích trữ lương thực để làm gì? Thì ra để cấp cơm cháo cho những kè tật bệnh cơ khổ khi họ đến chữa trị. Rồi năm đói kém, bệnh dịch nổi lên, ông đã dựng thêm nhà cho những kể khốn cùng đói khát về bệnh tật đến ở, cứu sống hơn ngàn người. Thật hiếm có một tấm lòng như thế!

Không chỉ cứu mạng, sẵn sàng chữa trị cho những kẻ khốn cùng, tinh thần phục vụ người bệnh của ông cũng thật đáng quý Dẫu bệnh có dầm dề máu mủ, ngài cũng không hề né tránh.

Để làm nổi bật tính cách nhân vật, tác giả đã đặt Thái y lệnh Phạm Bàn vào một tình huống gay cấn. Cùng một lúc ông được hai nơi mời đi chữa bệnh: một bên là người dân thường đang trong cơn nguy kịch máu chảy như xối, mặt mày xanh lét, một bên là một bậc quý nhân trong cung bị sốt, vua triệu ông đến khám cho vị quý nhân đó.

Thực hiện bổn phận của kẻ tôi với bề trên thì ông phải đến ngay Vương phủ khám bệnh. Thực hiện bổn phận của thầy thuốc thì ông phải đến ngay nhà người đàn bà nguy kịch để cứu người. Nếu thực hiện thực hiện bổn phận bề tôi thì người phụ nữ nguy kịch sẽ chết trong khoảnh khắc. Nếu thực hiện bổn phận thầy thuốc thì sẽ đắc tội với bề trên, với nhà vua, có thể sẽ rước hoạ vào thân. Ta thật khâm phục và cảm động thay suy nghĩ và hành động của ông: Tôi có mắc tội cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mạng của tiểu thần còn biết trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu. Nói rồi, lập tức đi cứu người kia đàn bà dân thường đang trong cơn nguy kịch kia.


Có thể nói, đây là hành động quên mình vì việc nghĩa của một con người chân chính. Hành động này đã làm bộc lộ đầy đù phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm. Không chỉ có tài chữa bệnh, mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân.

Ông thật xứng đáng với lời khen của hoàng đế Trần Anh Tông: Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề lại có lòng nhân đức, thương xót dám con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi.

Phẩm chất của người thầy thuốc và quan điểm trị bệnh cứu người của vị Thái y lệnh họ Phạm lại một lần nữa ngời sáng ở thầy thuốc - nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu:

Thấy người đau giống mình đau,

Phương nào cứu đặng mau mau trị lành

Đứa ăn mày cũng trời sinh,

Bệnh còn cứu đặng thuốc đành cho không.

Bình luận (0)
đoraemon
24 tháng 7 2017 lúc 17:51

tick cho mình nhé!

Bình luận (1)
Karry Wang
Xem chi tiết
Quốc Đạt
4 tháng 1 2017 lúc 8:54

Nói lên ý nghĩa yêu dân giúp nước của Thái Y Lệnh họ Phạm . Ca ngợi về phẩm chất tốt đẹp không những giỏi về y mà giỏi cốt ở tầm lòng .

Bình luận (0)
nguyenthithuhang
23 tháng 12 2016 lúc 19:55

kể về 1 tấm gương tốt trong hok tập

Bình luận (4)
Nari Aoki
23 tháng 12 2016 lúc 20:34

kể lại một câu chuyện cổ tích với một kết thúc mới .

 

Bình luận (2)
Phan Ngọc Tú Anh
23 tháng 12 2016 lúc 20:55

kể về vc tốt mà em đã làm!hỏi vậy ko đc đâu bạn ơi,môi trường ra đề mới khác mà!limdim

Bình luận (1)
Hiyoko
23 tháng 12 2016 lúc 20:21

Cau 1 :

Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
" Cục... cục tác cục ta"
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ

a Đoạn thơ trên thuộc bài thơ nào , ai là tác giả ?

b ) Đoạn thơ trên có mấy điệp từ , nêu ý nghĩa của mỗi điệp từ .

Cau 2 : Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.

Từ đoạn thơ trên hãy nêu cảm nhận của em về mùa xuân

Câu 3 : Cảm nhận về bài " Bánh trôi nước "

Bình luận (2)
Hiyoko
23 tháng 12 2016 lúc 20:42

B, Tự luận

1. Thế nào la truyện truyền thuyết , cổ tích , ngụ ngôn và truyện cười

2. Nêu sự khác nhau giữa truyện cổ tích và truyền thuyết

3. Hãy đóng vai mẹ của Thánh Gióng kể lại chuyện Thánh Gióng

Bình luận (1)