Đề kiểm tra học kì I - Đề 1

Kiara Nguyễn
Xem chi tiết
Công chúa ánh dương
28 tháng 12 2017 lúc 19:43

* Thí nghiệm chứng minh vai trò của mạch rây

- Dụng cụ: dao, cành cây (bưởi, hồng xiêm, cam ...)

- Tiến hành: dùng dao bóc bỏ 1 khoanh vỏ quanh thân, cành

- Kết quả: sau 1 tháng quan sát thấy ở phía trên chỗ bị bóc vỏ phình to ra

- Kết luận: mạch rây vận chuyển chất hữu cơ từ trên xuống

Bình luận (0)
Công chúa ánh dương
28 tháng 12 2017 lúc 19:45

Dác

Ròng

Sự khác nhau cơ bản

Là lớp gỗ màu sáng ở phía ngoải, gồm những tế bào mạch gỗ sống, có chức năng vận chuyển nước và muỗi khoáng.

Là lớp màu thẫm. rắn chắc hơn dác. nằm ở phía trong, gồm những tế bào chết, vách dày có chức năng nâng đỡ.

người ta thường chọn phần lõi gỗ hay còn gọi là phần ròng. vì phần ròng cấu tạo từ tế bào mạch gỗ chết có vách dày nên cứng hơn phần dác (phần dác thường bị nứt), phần ròng ít bị mối mọ

 

Bình luận (0)
Hồ Hà Thi Quân
28 tháng 12 2017 lúc 20:24

Sự khác nhau cơ bản của dác và ròng.

Dác là lớp gỗ màu sáng ở phía ngoài, gồm những tế bào mạch gỗ, có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng. Ròng là lớp gỗ màu sẫm ở phía trong, rắn chắc hơn dác, gồm những tế bào chết, vách dày, có chức năng nâng đỡ cây. Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm nhà, trụ cầu. Tại sao? Chọn ròng để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt Vì đó là lớp gỗ nâu thẫm, rắn chắc hơn dác, nằm phía trong, gồm những tế bào chết, vách dày có chức năng nâng đỡ cây. Chiết cành khác với giâm cành ở điểm nào Giâm cành là rễ được hình thành sau khi cắm xuống đất. Chiết cành là rễ đã hình thành trên cây mẹ trước khi trồng. Người ta thường chiết cành với những loại cây thân gỗ chậm mọc rễ phụ. Những cây ăn quả thường hay được chiết cành: Cây quýt, cây cam , cây bưởi, cây vải, cây nhãn, cây ổi, cây hồng xiêm. Hãy kể tên một số loại cây được trồng bằng cách giâm cành hoặc chiết cành Giam cành : cây sắn, cây mía, một số loại cỏ như cỏ voi, cây rau ngót... Chiết cành: cam, chanh, bưởi , na,....
Bình luận (0)
ngô văn phúc
Xem chi tiết
Hoàng Jessica
28 tháng 12 2017 lúc 15:04

cây cần chất gì để chế tạo tinh bột

A nước,khí cacbonic

B ôxi ,nước

C nước

D khí cacbonic

Bình luận (4)
nguyen thi thao
1 tháng 1 2018 lúc 9:40

A

Bình luận (0)
Ngoc Phan Nguyen Anh
Xem chi tiết
Bùi Lê Thái
15 tháng 11 2017 lúc 21:44

- Lấy 1 chậu trồng cây khoai lang để vào chỗ tối trong 2 ngày.Sau đó dùng băng giấy đen bịt giấy đen 1 phần lá ở cả 2 mặt . Đem chậu cây đó để ra chỗ có nắng gắt (hoặc để dưới ánh sáng của bóng điện 500W) từ 4 đến 6 giờ.

- ngắt chiếc lá đó,bỏ băng giấy đen,cho vào cồn 90° đun sôi cách thủy để tẩy hết chất diệp lục của lá,rồi rửa sạch trong ly nước ấm.

-Bỏ lá đó vào ly đựng thuốc thử tinh bột(dung dich i-ốt loãng),ta thu được kết quả.

Bình luận (0)
Công chúa ánh dương
28 tháng 12 2017 lúc 21:12

Thí nghiệm:

Ta làm các bước sau :

Bước 1 : Để một chậu trồng cây vào chỗ tối trong hai ngày .

Bước 2 : Dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả hai mặt .

Bước 3 : Đem chậu cây đó để ra chỗ nắng gắt từ 4 - 6 giờ .

Bước 4: Ngắt chiếc lá , bỏ bây giấy đen , cho vào cồn 90 độ , đun sôi để tẩy hết diệp lục trong lá , rửa bằng nước ấm.

Bước 5 : Bỏ chiếc lá vào cốc đựng tinh bột ( dung dịch iốt loãng ) , ta thu được kết quả :

- Phần che : vàng cam --> không tạo tinh bột

- Phần không che : xanh đen --> có tinh bột .

Kết luận : Lá cây chế tạo ra tinh bột .

Bình luận (0)
Hồ Hà Thi Quân
29 tháng 12 2017 lúc 12:15

Thiết kế thí nghiệm chứng minh là cây chế tạo tinh bột ở ngoài sáng

Thí nghiệm:

Bước 1 :Lấy một chậu trồng cây khoai lang để vào chỗ tối 2 ngày.

Bước 2: Dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả 2 mặt.

Bước 3:Đặt chậu cây đó ngoài sáng (nơi có nắng gắt)

Bước 4:Ngắt chiếc lá bỏ băng giấy đen và cho vào cồn 90° đun sôi cách thủy để tẩy hết chất diệp lục ở lá.

Bước 5:Rửa sạch lá trong cốc nước ấm. rồi bỏ lá vào cốc đựng thuốc thử tinh bột (dung dịch iốt loãng), ta thu được kết quả: chỗ bịt giấy đen (không thu nhận ánh sáng) không có tinh bột, nghĩa là lá cây chỉ chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.

Bình luận (4)
Nguyễn Thị Hạnh
Xem chi tiết
Pham Thi Linh
23 tháng 11 2017 lúc 22:36

+ Ví dụ về sinh sản sinh dưỡng trong tự nhiên:

- Sinh sản bằng thân bò: rau má, khoai lang ...

- Sinh sản bằng thân rễ: gừng, giềng ...

- sinh sản bằng rễ củ: khoai tây, sắn ...

- Sinh sản bằng lá: cây bỏng ...

+ Ý nghĩa của sinh sản sinh dưỡng tự nhiên: tạo ra được các cá thể mới từ cá thể ban đầu

+ Sinh sản sinh dưỡng do người

- Giâm cành: sắn, rau ngót ...

- Chiết cành: cam, bưởi ...

- Ghép cành: ghép giữa bưởi và cam ...

+ Ý nghĩa sinh sản sinh dưỡng do người: tạo ra được nhiều cây mới, rút ngắn thời gian sinh trưởng và phát triển của cây, thu được năng suất cao và nhanh được thu hoạch hơn

Bình luận (0)
cong chua bong dem
Xem chi tiết
Hồ Hà Thi Quân
26 tháng 12 2017 lúc 15:15

Câu 2: Dựa vào bộ phận sinh sản của hoa người ta chia hoa làm hai loại: Hoa lưỡng tính và hoa đơn tính

- Hoa lưỡng tính : Có đủ nhị và nhụy

- Hoa đơn tính : chỉ có nhị hoặc nhụy

+ Hoa đực: chỉ có nhị

+ Hoa cái: chỉ có nhụy

Bình luận (0)
Pham Thi Linh
26 tháng 12 2017 lúc 21:40

1. Các cây sử dụng biện pháp chiết cành là: chanh, bưởi, cam, quýt

Vì những cây này là những cây có thời gian ra rễ lâu, nếu ko làm cho cành ra rễ ngay trên cây mẹ sau đó mới đem đi trồng thì cành đem trồng (giống như biện pháp giâm cành) sẽ ko có đủ chất dinh dưỡng để nuôi cành khi mà cây chưa ra rễ.

Bình luận (0)
lăng huyền trang
Xem chi tiết
Hồ Hà Thi Quân
26 tháng 12 2017 lúc 15:18

- Những điểm giống giữa hai quá trình quang hợp và hô hấp là: đều có sự xuất hiện của hai chất khí đó chính là khí ôxi và khí cacbônic trong hai quá trình này

- Những điểm khác nhau giữa hai quá trình quang hợp và hô hấp là:

+ quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbônic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí ôxi

+ trong quá trình hô hấp, cây lấy ôxi để phân giải các chất hữu cơ, sản ra năng lượng cần cho các hoạt động sống, đồng thời thải ra khí cacbônic và hơi nước

Bình luận (0)
༺ℒữ༒ℬố༻
25 tháng 12 2017 lúc 18:33

Khác nhau giữa quang hợp và hô hấp:
- Quang hợp:
+ Vị trí xảy ra: lục lạp
+ Điều kiện: có ánh sáng, hệ sắc tố, enzyme quang hợp

+ Dạng năng lượng: chuyển quang năng thành hóa năng trong hợp chất hữu cơ

- Hô hấp:
+ Vị trí xảy ra: ti thể
+ Điều kiện: ko cần ánh sáng, cần enzyme hô hấp
+ Sản phẩm: ATP, CO2CO2, H2OH2O
+ Dạng năng lượng: chuyển hóa năng trong các hợp chất hữu cơ thành hóa năng trong các liên kết hóa học của phân tử ATP

Giống nhau:- đều là các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng
- đều có sự tham gia của enzym, các hợp chất cao năng
- diễn ra trong bào quan chuyên hóa
- đều có chuỗi truyền electron tạo ra ATP.

Bình luận (0)
Ly Mĩm
Xem chi tiết
thao trinh
25 tháng 12 2017 lúc 17:35

Câu c

Bình luận (0)
Hồ Hà Thi Quân
26 tháng 12 2017 lúc 15:18

Khoanh tròn vào chữ cái đúng trước câu trả lời.Trong đây những cây nào là rễ cọc

a)Cây Xoài,Cây dừa,Cây đậu,Cây hành

b)Cây bưởi,cây cà chua,cây hành,cây cải

c)Cây táo,cây mít,cây bưởi,cây xoài

d)cây hành,cây xoài,cây cam,cây ổi

Đáp án C là đáp án đúng nhé bạn

Bình luận (0)
nguyen thi thao
1 tháng 1 2018 lúc 9:40

C

Bình luận (0)
Nam Joo Hyuk
Xem chi tiết
Hải Đăng
3 tháng 12 2017 lúc 10:28

2:Vì các rễ củ có chất dinh dưỡng dự trữ nên lúc này các củ này năng suất vẫn còn cao, ta phải thu hoạch còn nếu để khi cây ra hoa thì chất dinh dưỡng trong rễ củ sẽ được chuyển lên phần ngọn để nuôi hoa làm cho năng suất củ giảm.

3: * Bố trí thí nghiệm làm thí nghiệm chứng minh cây cần nước. Trồng 2 cây cái vào 2 chậu đất A và B (như nhau) và tưới nước đều tới khi 2 cây bén rễ (tươi tốt như nhau). Rồi sau đó. hãng ngày chỉ tưới nước cho cây ở chậu A. không tưới nước cho cây ở chậu B. Kết quả, cây chậu A vẫn sinh trưởng phát triển bình thường, còn cây chậu B còi cọc. phát triển không bình thường. Như vậy, nước có vai trò rất quan trọng đối với sự sống của cây.

* Làm thí nghiệm chứng minh cây cần muối khoáng. Trồng 2 cây như nhau vào 2 chậu, chậu A có đủ các loại muối khoáng: đạm. lân, Kali, nhưng chậu B lại thiếu muối đạm. Hàng ngày chăm sóc và tưới nước như nhau cho 2 câv ở 2 chậu. Kết quả theo dõi sau 2 tuần: cây ở chậu A phát triển (xanh tốt) bình thường, còn cây ở chậu B kém phát triển (vàng xấu). Điều đó chứng tỏ muối khoáng có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Bình luận (0)
đoàn thị minh thư
Xem chi tiết
Đinh Phước Hoàng
24 tháng 12 2017 lúc 19:39

-Thân dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.

-Thân to ra do sự phân chia các tế bào mô phân sinh: tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.

-Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá).

-Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo là hình thức sinh sản sinh dưỡng do người như: ghép cây, chiết cành và nhân giống vô tính nhằm mục đích nhân giống cây trồng.

Chúc bạn học tốt!vui

Bình luận (1)
da ko co
Xem chi tiết
Anh Nguyen
24 tháng 12 2017 lúc 16:01

Cấu tạo tế bào cơ bản giống nhau gồm:

Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.

Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.

Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),…Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào. Nhân: thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Ngoài ra tế bào còn có không bào (chứa dịch tế bào), lục lạp (nơi quang hợp).
Bình luận (0)
Hồ Hà Thi Quân
11 tháng 12 2017 lúc 19:29
Cấu tạo tế bào cơ bản giống nhau gồm: Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định. Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào. Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),…Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào. Nhân: thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Ngoài ra tế bào còn có không bào (chứa dịch tế bào), lục lạp (nơi quang hợp).
Bình luận (0)
Nguyễn Phương Lan
11 tháng 12 2017 lúc 19:33

chủ yếu :

-vách tế bào

-màng sinh chất

-chất tế bào

-nhân

-ko bào

mình nghĩ vậy đó, đúng thì tick nha! ^ ^vuivuivui

Bình luận (0)