Đề kiểm tra cuối học kì II - Địa lí 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Quỳnh Trang
Xem chi tiết

*câu này là câu thuộc dạng thực hành mức khó à limdim*

Châu Á: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Pa-kít-xtan, U-zơ-bê-kít-xtan, Mông Cổ, Ấn Độ, Li Băng.

Châu Âu: Nga, Đức, Pháp, Áo, Bỉ, Séc, Thuỵ Điển, Phần Lan, Cờ-roa-ti-a, Va-ti-căng.

Châu Mĩ: Mĩ, Ca-na-đa, Mê-hi-cô, Bra-xin, Chi-lê, Ac-hen-ti-na, An-ti-gua và Bác-bu-đa, Tri-ni-đát và Tô-ba-gô, Pa-na-ma, Gua-tê-ma-la.

Châu Phi: Tuy-ni-di, Xây-sen, Ma-đa-gát-xca, Ai Cập, Ni-giê, Ni-giê-ri-a, Dim-ba-buê, Công-gô, Ga-bông.

Châu Đại Dương: Úc, Tu-va-lu, Va-nua-tu, Tô-gô, Sa-moa, Mi-crô-nê-si-a, Ki-ri-ba-ti, Niu Di-lân, Sô-lô-môn Island

Thích Thì Chiêù
Xem chi tiết
Lê Anh Tú
6 tháng 2 2018 lúc 18:16

Các nước Đông Nam Á có những nét tương đồng:

- Cùng nằm trong môi trường nhiệt đới gió mùa

- Cùng có nền văn minh lúa nước, cùng có lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc

- Phong tục, tập quán, tín ngưỡng khác nhau tạo nên sự đa dạng về văn hóa của khu vực

- Các tôn giáo lớn: Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo

=> tạo thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện cùng phát triển của các nước trong khu vực

Yến Vũ
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Mai
27 tháng 2 2018 lúc 15:17

a) Diện tích giới hạn

- Biển Việt Nam thuộc biển đông

- Có diện tích hơn 1 triệu km2

- Tiếp giáp với biển của các nước : Trung Quốc, Philippin, Malaixia, Campuchia, Thái Lan.

b) Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển

_ Đặc điểm khí hậu

- Chế độ gió:

+ Mạnh hơn trên đất liền

+ Gió hướng đông bắc từ tháng 10 đến tháng 4. Gió tây nam chiếm ưu thế trong các tháng còn lại

+ tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại tới 50m/s

- Chế độ nhiệt:

+ Mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn

+ Biện độ nhiệt trong năm nhỏ

+ Nhiệt độ trung bình : 23 độ c

- Chế độ mưa

+ Lượng mưa ít hơn trên đất liền

+ Trung bình 1100- 1300 mm/năm

_ Đặc điểm hải văn:

- Dòng biển

+Phân thành 2 dòng biển : dòng biển mùa đông và dòng biển mùa hạ

- Chế độ triều

+ Có chế độ nhật triều và bán nhật triều

+ Độ muối trung bình của biển đông là 30-33%

Tâm Thanh
Xem chi tiết
Long Luyen Thanh
Xem chi tiết
ttq
Xem chi tiết
Giang
24 tháng 3 2018 lúc 13:37

Trả lời:

- Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế khá nhanh của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ II:

+ Nguồn lao động rẻ ( do dân số đông )
+ Tài nguyên phong phú (giàu kim loại màu, dầu mỏ, gỗ...)
+ Nhiều nông phẩm nhiệt đới ( lúa gạo, cao su, cà phê,cọ dầu, lạc...)
+ Tranh thủ được vốn đầu tư của các nước và vùng lãnh thổ ( Đầu tư của Nhật Bản, Hoa Kì, các nước Tây Âu...)

Trần Thái Giang
Xem chi tiết
Phạm Thị Ngọc  Huyền
1 tháng 4 2018 lúc 20:28

Ngành dầu khí Việt Nam hiện nay khá non trẻ với nguồn nhân lực còn hạn chế nên năng lực cung cấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Nước ta chủ yếu xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu dầu tinh phục vụ cho nhu cầu nội địa. Một số nhà máy lọc dầu đã đi vào hoạt động như nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn… nhưng mới chỉ cung cấp được khoảng 35% nhu cầu trong nước. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ dầu mỏ ngày càng tăng, không chỉ trong ngắn hạn mà cả trong dài hạn do sự bùng nổ dân số, các ngành công nghiệp tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự tăng tốc của ngành giao thông do nhu cầu đi lại ngày càng nhiều… Theo OPEC, nhu cầu sử dụng nguồn nhiên liệu dầu khí ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, và đến năm 2025, nguồn cung sẽ không đáp ứng kịp nhu cầu.

Sản lượng dầu khí khai thác hàng năm ở mức thấp, bình quân khoảng 24 triệu tấn. 5 tháng đầu năm 2012, PVN chỉ khai thác được 10,86 triệu tấn dầu khí. Trong khi đó, trữ lượng khai thác ở Việt Nam đang đứng thứ 4 về dầu mỏ và thứ 7 về khí đốt trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương (Theo BP, 2010), đồng thời đứng thứ 25 và 30 trên thế giới. Chính vì vậy, Việt Nam có hệ số trữ lượng/sản xuất (R/P) rất cao, trong đó R/P dầu thô là 32,6 lần (đứng đầu khu vực Châu Á-TBD và thứ 10 thế giới) và R/P khí đốt là 66 lần (đứng đầu Châu Á - TBD và thứ 6 thế giới). Điều này cũng cho thấy tiềm năng phát triển của ngành trong tương lai còn rất lớn.

Ngành dầu khí trong nước đang từng bước phát triển vững chắc. Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ tiến hành mở rộng quy mô nâng công suất lên 9,5 triệu tấn/năm và ứng dụng công nghệ hóa dầu đầu tiên ở Việt Nam đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu trong nước. Khả năng khai thác được nâng cấp, kể từ năm 2010, PVN đã có những mỏ được khai thác ở mức sâu hơn 200m so với mực nước biển. Ngoài ra, Việt Nam còn liên doanh khai thác dầu khí ở các quốc gia khác như Cuba, Indonesia, Iran, Tuynidi, Myanmar, Lào, Campuchia, Công gô, Madagasca, Nga, Venezuela, Algeria và Malaysia.

pham thi hoai thanh
Xem chi tiết
Phan Hòang Quỳnh Anh
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
3 tháng 4 2018 lúc 21:11

MB và ĐBBB có khí hậu nhiệt đới, có mùa đông lạnh sâu sắc nhất cả nước
- Miền TB và BTB có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh suy yếu. Ở BTB có ảnh hưởng của gió phơn và mùa mưa lệch về thu đông
Nguyên nhân có sự khác nhau đó là do:
- MB và ĐBBB có mùa đông lạnh sâu sắc do có địa hình các cánh cung (Sông Gâm, Ngân sơn, Bắc sơn, Đồng Triều) đón gió mùa đông bắc, đây là vùng đón gió mùa đầu tiên của nước ta, gió mùa đến sớm và kết thúc muộn gây nên mùa đông lạnh sâu sắc
- Ở miền TB và BTB có mùa đông lạnh suy yếu do, TB có dãy Hoàng Liên sơn cao, tác dụng chắn gió mùa đông bắc làm cho gió bị suy yếu.
BTB do gió đã thổi qua Miền bắc và ĐBBB, cùng với tác dụng chắn gió của các dãy núi hướng đông - tây nên khi đến BTB thì cũng đã suy yếu đi
BTB chịu ảnh hưởng của phơn do địa hình dãy Trường Sơn chắn gió mùa Tây Nam, gây mưa ở sướn tây, khi gió vượt qua sườn đông (BTB) thì đã bị biến tính trở nên khô nóng. Mưa thu đông do sự hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới ở đây vào tháng 8, 9.

Thanh Thúy Trần
Xem chi tiết