Chương 3. Liên kết hóa học

Hoc.24
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
9 tháng 5 2016 lúc 16:08

 

So sánh

Liên kết ion

Liên kết cộng hóa trị không có cực

Liên kết cộng hóa trị có cực

Giống nhau

Các nguyên tử kết hợp với nhau để tạo ra cho mỗi nguyên tử lớp electron ngoài cùng bền vững giống cấu trúc khí hiếm ( 2e hoặc 8e ).

Khác nhau về cách hình thành liên kết

Cho và nhận electron

Dùng chung e, cặp e không bị lệch

Dùng chung e, cặp e bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện mạnh hơn.

Khác nhau về nguyên tố tạo nên liên kết

Giữa kim loại và phi kim

Giữa các nguyên tử của cùng một nguyên tố phi kim

Giữa phi kim mạnh yếu khác nhau

Nhận xét

Liên kết cộng hóa trị có cực là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị không cực và liên kết ion.

Bình luận (0)
Đào Mai Hương
Xem chi tiết
Phương Khánh
23 tháng 8 2016 lúc 17:32

a/ Cu + AgNO\(_3\)-----> Ag + Cu(NO\(_3\))\(_2\)

 

Bình luận (2)
hoàng thanh trúc
5 tháng 9 2018 lúc 12:44

PTHH: Cu + 2AgNO3 ------> Cu(NO3)2 +2Ag 64g 2.108g Khối lượng của Cu tăng theo pt là: 216-64=152g khối lượng của cu tăng theo bài ra là : 13,6 -6 =7,6g => nCu phản ứng= 7,6:152 = 0,05 mol =>mCu phản ứng = 0,05 .64 = 3,2g

Bình luận (0)
hóa học 10
Xem chi tiết
Pham Van Tien
1 tháng 12 2015 lúc 14:31

TL:

Hiệu độ âm điện giữa Al (1,61) và Cl (3,16) = 3,16 - 1,61 = 1,55 < 1,7 nên liên kết Al-Cl là liên kết cộng hóa trị phân cực.

CaCl2: Cl (3,16) - Ca (1,0) = 2,16 > 1,7 nên liên kết Ca-Cl là liên kết ion.

CaS: S(2,58) - Ca(1,0) = 1,58 < 1,7 nên liên kết Ca=S là liên kết cộng hóa trị phân cực.

Al2S3: S(2,58) - Al(1,61) = 0,97 < 1,7 nên liên kết Al-S là liên kết cộng hóa trị phân cực.

Chú ý: nếu hiệu độ âm điện nằm trong khoảng 0 đến 0,4 thì là liên kết CHT ko phân cực.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
Xem chi tiết
Pham Van Tien
21 tháng 12 2015 lúc 22:44

HD:

Độ âm điện của các nguyên tố như sau: H(2,2); F(3,98); Na(0,93); O(3,44).

HF: Hiệu độ âm điện giữa F và H = 3,98 - 2,2 = 1,78 > 1,7 nên liên kết H-F là liên kết ion.

Na2O: Hiệu độ âm điện giữa O và Na = 3,44 - 0,93 = 2,95 > 1,7 nên liên kết O-Na là liên kết ion.

NaOH: Hiệu độ âm điện O-H = 3,44 - 2,2 = 1,24 < 1,7 nên liên kết O-H là liên kết cộng hóa trị phân cực.

NaF: Hiệu độ âm điện = 3,98 - 0,93 = 3,05 > 1,7 nên liên kết Na-F là liên kết ion.

Bình luận (0)
TFBoys
Xem chi tiết
qwerty
13 tháng 3 2016 lúc 9:40

Vì hợp chất với hidro có dạng RH => X hoặc Y thuộc nhóm IA hoặc VIIA
*TH1: Y thuộc nhóm IA => CT hidroxit : YOH
theo đề ta có: Y/(Y+17)=0.35323
=>Y=9.28 (loại)
*TH2: Y thuộc nhóm VIIA=> CT hidroxit: HYO4
theo đề ta có: Y/(1+Y+16.4)=0.35323
=> Y=35.5 Cl 
theo đề ta thấy: trung hòa A cần dùng dung dịch B. Mà B là axit => A là bazo
=> X thuộc nhóm IA => CTHH: XOH
PT: XOH + HClO4 -> XClO4 +H2O
0.15 0.15 (MOL)
m(XOH)=(50.16,8)/100=8,4=>M(XOH)=m/n=56=>X=39 (Kali)

Bình luận (1)
hóa
13 tháng 3 2016 lúc 9:47

Hợp chất với hiđro có dạng RH nên Y có thể thuộc nhóm IA hoặc VIIA.

Trường hợp 1 : Nếu Y thuộc nhóm IA thì B có dạng YOH

Ta có : \(\frac{Y}{17}=\frac{35,323}{64,677}\Rightarrow\)\(Y=9,284\)  (loại do không có nghiệm thích hợp)

Trường hợp 2 : Y thuộc nhóm VIIA thì B có dạng HYO4

Ta có : \(\frac{Y}{65}=\frac{35,323}{64,377}\Rightarrow Y=35,5\), vậy Y là nguyên tố clo (Cl).

B (HClO4) là một axit, nên A là một bazơ dạng XOH

\(m_A=\frac{16,8}{100}.50g=8,4g\)

XOH + HClO4 \(\rightarrow\) XClO4 + H2O

\(\Rightarrow n_A=n_{HClO_4}=0,15L.0,1\text{/}L=0,15mol\)

\(\Rightarrow M_X+17g\text{/}mol=\frac{0,84g}{0,15mol}\)

\(\Rightarrow\) MX = 39 gam/mol, vậy X là nguyên tố kali (K).

 

Bình luận (0)
minh thoa
Xem chi tiết
hóa
13 tháng 3 2016 lúc 13:25

1. a. dd KI xuất hiện màu đỏ tím, sau đó dần trở lại không màu

Cl2 + 2KI \(\rightarrow\) 2KCl + I2  và 5Cl2 + I2 + 6H2O \(\rightarrow\) 2HIO3 + 10HCl

b. Quá trình chuyển X2 \(\rightarrow\) 2X- phụ thuộc vào 2 yếu tố: năng lượng phân li phân tử thành nguyên tử (tức năng lượng liên kết) và ái lực e để biến nguyên tử X thành ion X-

Mặc dù ái lực của flo bé hơn clo, nhưng năng lượng liên kết của flo lại thấp hơn của clo nên flo dễ phân li thành nguyên tử hơn, vì vậy tính oxi hóa của flo mạnh hơn clo

(Năng lượng liên kết của flo thấp hơn clo vì: Trong phân tử F chỉ có các AO p, không có AO trống \(\rightarrow\) phân tử F2 chỉ có liên kết \(\sigma\). Trong nguyên tử Cl, ngoài các AO p còn có AO d trống \(\rightarrow\) phân tử Cl2 ngoài sự xen phủ các AO p để tạo liên kết \(\sigma\), thì mây e còn đặt vào AO d trống, do đó tạo một phần liên kết  pi).

2. Dựa vào thể tích và khối lượng hỗn hợp khí, lập hệ pt dễ dàng tính được số mol SO2 = 0,06 và NO2 = 0,02 \(\rightarrow\) số mol e nhận = 0,06.2 + 0,02 = 0,14

Nếu tất cả kim loại đều tan thì ne nhường = 0,03.3 + 0,02.2 + 0,02.2 = 0,17 > 0,14. Như vậy có kim loại còn dư, đó là Cu (vì Cu có tính khử yếu nhất), tính được số mol Cu dư = \(\frac{0,17-0,14}{2}\) = 0,015

Ta có :                               NO3- +  2H+ +1e \(\rightarrow\) NO2 + H2O

                                           0,02    0,04

                                          SO42- +4H+ +2e \(\rightarrow\) SO2 +2H2O

                                            0,06     0,24

nNO3 -(muối) = nNO3- (ax) – nNO2 = nH+ - nNO2 = 0,04 – 0,02 = 0,02

Tương tự tính được nSO42- = 0,06 mol. Khối lượng muối = mkim loại + mgốc axit

 \(\rightarrow\) m = 0,03.27 + 0.02.65 + 0,005.64 + 0,02.62 + 0,06.96 = 9,43 (gam)

Bình luận (0)
lương văn tuân
Xem chi tiết
Trần Quốc Thế
27 tháng 4 2016 lúc 0:30

nCu= x mol; nAg= y mol

Cu + 2H2SO4→ CuSO4 + SO2↑ + H2O          (1)

2Ag + 2H2SO4→ Ag2SO4 + SO2↑ + 2H2O       (2)

SO2(k) + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr          (3)

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl                 (4)

Theo PTPU (4), ta có: n= nBaSO4= nH2SO4 (4)= 0,08 mol

Theo PTPU (3), ta có: nSO2= nH2SO4 (4)= 0,08 mol

Theo PTPU (1) và (2), ta có: nSO2= nCu + 2nAg = x + 0,5y = 0,08 mol (5)

Tổng khối lượng hỗn hợp ban đầu: mhỗn hợp= mCu + mAg = 64x + 108y = 11,2   (6)

Giải hệ hai phương trình (5) và (6) ta được: x= 0,04 ; y= 0,08

→mCu= 0,04x64= 2,56 (g) →%mCu=2,56/11,2x100% = 22,86%

→%mAg= 100% - %mCu= 77,14%

Bình luận (0)
Hoc.24
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
9 tháng 5 2016 lúc 16:07

Na2O, MgO, Al2O3

SiO2, P2O5, SO3

Cl2O7

X

2,51     2,13   1,83

( Liên kết ion )

1,54   1,25   0,86

( Liên kết cộng hóa trị có cực)

0,28

(Liên kết cộng hóa trị không cực)

 

Bình luận (2)
Hoc.24
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
9 tháng 5 2016 lúc 16:07

                 F        O         Cl       N

Độ âm điện: 3,98     3,44     3,16    3,14

Nhận xét: tính phi kim giảm dần.

                      N2     CH4     H2O    NH3

Hiệu độ âm điện: 0      0,35   1,24    0,84

Phân tử N2, CH4 có liên kết cộng hóa trị không phân cực. Phân tử H2O có liên kết cộng hóa trị phân cực mạnh nhất trong dãy.

Bình luận (0)
Hoc.24
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
9 tháng 5 2016 lúc 16:07

a) Tổng số electron là 7, suy ra số thứ tự của nguyên tố là 7. Có 2 lớp electron suy ra nguyên tố ở chu kì 2. Nguyên tố p có 5 electron ở lớp ngoài cùng nên thuộc nhóm VA. Đó là ni tơ. Công thức phân tử hợp chất với hidro là NH3

b) Công thức electron và công thức cấu tạo của phân tử NH3

Bình luận (0)