Bài 7. Tế bào nhân sơ

Tui Không Có Tên
Xem chi tiết
ncjocsnoev
1 tháng 7 2016 lúc 19:24

 

Ở đậu Hà Lan 2n=14. Kết luận nào sau đây không đúng? 

A. Số NST ở thể tứ bội là 16.

B. Số NST ở thể bốn là 28. 

C. Số NST ở thể một là 13.

D. Số NST ở thể tam bội là 21.

Bình luận (0)
Lưu Quốc Quyền
1 tháng 7 2016 lúc 19:29

Ta có 2n = 14 \(\Rightarrow\) n = 7 nên thể 4 là 16 NST. 

Chọn B

Bình luận (0)
ATNL
4 tháng 7 2016 lúc 9:29

2n=14 →n=7.

Thể tứ bội 4n=28 → A sai.

Thể bốn 2n+2=16 → B sai.

Thể một 2n-1=13 → C đúng.

Thể tam bội 3n = 21 → D đúng.

Như vậy, A và B đều không đúng.

Bình luận (0)
Qwertyuiop Qwe
Xem chi tiết
ATNL
14 tháng 8 2016 lúc 20:54

Vì tế bào nhân thực tiến hoá hơn tế bào nhân sơ, có cấu trúc và chức năng phức tạp hơn tế bào nhân sơ. Tế bào nhân thực chứa nhiều bào quan, mỗi bào quan lại được bao bọc bởi lớp màng kép: nhân chứa lượng ADN lớn gấp nhiều lần TB nhân sơ, ti thể, lưới nội chất, thể golgi, ..

Bình luận (0)
Lê Nguyên Hạo
14 tháng 8 2016 lúc 20:56

Bổ sung: Tế bào động vật, thực vật, nấm… là tế bào nhân thực: có màng nhân, có các bào quan khác nhau mà mỗi bào quan có cấu trúc phù hợp với chức năng chuyên hoá của mình, tế bào chất được chia thành nhiều ô nhỏ nhờ hệ thống màngNhân tế bào dễ nhìn thấy nhất trong tế bào nhân thực. Đa số tế bào có một nhân (cá biệt có tế bào không có nhân như tế bào hồng cầu ở người). Trong tế bào động vật, nhân thường được định vị ở vùng trung tâm còn tế bào thực vật có không bào phát triển thì nhân có thể phân bố ở vùng ngoại biên. Nhân tế bào phần lớn có hình bầu dục hay hình cầu với đường kính khoảng 5µm. Phía ngoài nhân được bao bọc bởi màng kép (hai màng), mỗi màng có cấu trúc giống màng sinh chất, bên trong chứa khối sinh chất gọi là dịch nhân, trong đó có một vài nhân con (giàu chất ARN) và các sợi chất nhiễm sắc. 
Còn tế bào nhân sơ thì có cấu trúc 
So với tế bào nhân thực, thì tế bào vi khuẩn nhỏ hơn và không có các loại bào quan bên trong như lưới nội chất, bộ máy Gôngi

Bình luận (0)
Lê Nguyên Hạo
14 tháng 8 2016 lúc 10:10

Tế bào nhân sơ chuua có bộ gien hoàn chỉnh nên kich thước no nhỏ hơn ngoai ra tê bào nhân thực còn có ti thể luc lạp với số lượng nhiều hơn .tế bào nhân thực có màng nhân nữa 

Bình luận (0)
Qwertyuiop Qwe
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
15 tháng 8 2016 lúc 10:52

Vi khuẩn có thể có ích hoặc có hại cho môi trường, và động vật, bao gồm cả con người. Vai trò của vi khuẩn trong gây bệnh và truyền bệnh rất quan trọng. Một số là tác nhân gây bệnh (pathogen) và gây ra bệnh uốn ván (tetanus), sốt thương hàn (typhoid fever), giang mai (syphilis), tả (cholera), bệnh lây qua thực phẩm (foodborne illness) và lao (tuberculosis).Nhiễm khuẩn huyết (sepsis), là hội chứng nhiễm khuẩn toàn cơ thể gây sốc và giãn mạch, hay nhiễm khuẩn khu trú(localized infection), gây ra bởi các vi khuẩn như streptococcus, staphylococcus, hay nhiều loài Gram âm khác. Một số nhiễm khuẩn có thể lan rộng ra khắp cơ thể và trở thành toàn thân (systemic). Ở thực vật, vi khuẩn gây mụn lá (leaf spot),fireblight và héo cây. Các hình thức lây nhiễm gồm qua tiếp xúc, không khí, thực phẩm, nước và côn trùng. Kí chủ (host) bị nhiễm khuẩn có thể trị bằng thuốc kháng sinh, được chia làm hai nhóm là diệt khuẩn (bacteriocide) và kìm khuẩn(bacteriostasis), với liều lượng mà khi phân tán vào dịch cơ thể có thể tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn.

Các biện pháp khử khuẩn có thể được thực hiện để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, ví dụ như chùi da bằng cồn trước khi tiêm. Việc vô khuẩn các dụng cụ phẫu thuật và nha khoa được thực hiện để đảm bảo chúng "vô khuẩn" (sterile) hay không mang vi khuẩn gây bệnh, để ngăn chặn sự nhiễm khuẩn. Chất tẩy uế được dùng để diệt vi khuẩn hay các tác nhân gây bệnh để ngăn chặn sự nhiễm và nguy cơ nhiễm khuẩn.

Trong đất, các vi sinh vật sống trong nốt rễ (rhizosphere) biến nitơ thành ammoniac bằng các enzyme của chính mình. Một số khác lại dùng phân tử khí nitơ làm nguồn nitơ (đạm) cho mình, chuyển nitơ thành các hợp chất của nitơ, quá trình này gọi là quá trình cố định đạm. Nhiều vi khuẩn được tìm thấy sống cộng sinh trong cơ thể người hay các sinh vật khác. Ví dụ như sự hiện diện của các vi khuẩn cộng sinh trong ruột già giúp ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật có hại.

Vi khuẩn có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ một cách đáng kinh ngạc. Một số nhóm vi sinh "chuyên hóa" đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành các khoáng chất từ một số nhóm hợp chất hữu cơ. Ví dụ, sự phân giảicellulose, một trong những thành phần chiếm đa số trong mô thực vật, được thực hiện chủ yếu bởi các vi khuẩn hiếu khí thuộc chi Cytophaga. Khả năng này cũng được con người ứng dụng trong công nghiệp và trong cải thiện sinh học(bioremediation). Các vi khuẩn có khả năng phân hủy hydrocarbon trong dầu mỏ thường được dùng để làm sạch các vết dầu loang.

Vi khuẩn, cùng với nấm men và nấm mốc, được dùng để chế biến các thực phẩm lên men như phô-mai, dưa chua, nước tương, dưa cải bắp (sauerkraut), giấm, rượu, và yoghurt. Sử dụng công nghệ sinh học, các vi khuẩn có thể được "thiết kế" (bioengineer) để sản xuất thuốc trị bệnh như insulin, hay để cải thiện sinh học đối với các chất thải độc hại.

Bình luận (0)
Nguyễn thị xuân đào
Xem chi tiết
Na Hyun Jung
5 tháng 11 2016 lúc 5:38

Gram (viết tắt G) là tên của nhà vi khuẩn học người Đan Mạch.Ông này đã dùng thuóc nhuộm đê nhuuộm màu và phân biệt hai nhóm vi khuẩn có cấu tạo khác nhau ( Chủ yếu là khác nhau ở thành tế bào ) Ở vi khuẩn G(+) sau khi nhuộm màu soi trên kính hiển vi chúng bắt màu tím-xanh,còn G(-) bắt màu hồng. Đây là phương pháp nhuộm màu phổ biến đến nay vẫn còn được sử dụng. Để nhớ ơn đến Christian Gram nên người ta đặt tên của phương pháp nhuộm màu này là nhuộm Gram.

Bình luận (0)
Roronoa Thùy Giang
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
13 tháng 10 2016 lúc 20:12

Nếu loại bỏ thành tế bào của các vi khuẩn có thành khác nhau rồi cho vào nước thì các tế bào sẽ có cùng hình cầu. Lý do vì vai trò của thành tế bào là duy trì hình dạng của tế bào.

Bình luận (2)
Giang Hương
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
28 tháng 10 2016 lúc 20:20

vì :

Vi khuẩn chỉ sinh sản vô tính (asexual reproduction), không sinh sản hữu tính (có tái tổ hợp di truyền). Cụ thể hơn, chúng sinh sản bằng cách chia đôi (binary fission), hay trực phân. Trong quá trình này, một tế bào mẹ được phân thành 2 tế bào con bằng cách tạo vách ngăn đôi tế bào mẹ.

Tuy nhiên, mặc dù không có sinh sản hữu tính, những biến đổi di truyền (hay đột biến) vẫn xảy ra trong từng tế bào vi khuẩn thông qua các hoạt động tái tổ hợp di truyền. Do đó, tương tự như ở các sinh vật bậc cao, kết quả cuối cùng là vi khuẩn cũng có được một tổ hợp các tính trạng từ hai tế bào mẹ. Có ba kiểu tái tổ hợp di truyền đã được phát hiện ở vi khuẩn:
1.biến nạp (transformation): chuyển DNA trần từ một tế bào vi khuẩn sang tế bào khác thông qua môi trường lỏng bên ngoài, hiện tượng này gồm cả vi khuẩn chết,
2.tải nạp (transduction): chuyển DNA của virus, vi khuẩn, hay cả virus lẫn vi khuẩn, từ một tế bào sang tế bào khác thông qua thể thực khuẩn (bacteriophage) và,
3.giao nạp (conjugation): chuyển DNA từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác thông qua cấu trúc protein gọi là pilus (lông giới tính).

Bình luận (1)
Vũ Duy Hưng
20 tháng 2 2017 lúc 15:17

Vì vi khuẩn có kích thước nhỏ, tỉ lệ diện tích bề mặt trren thể tích lớn(S/V lớn) vì vậy diện tích bề mặt tiếp xúc với môi trường lớn thuận lợi cho quá trình trao đổi chất => Sinh trưởng và phát triển nhanh.

Bình luận (0)
Võ Hà Kiều My
3 tháng 10 2017 lúc 20:01

vi khuẩn la 1 loai co hích thước rất nhỏ, chỉ nhìn được dưới kính hiển vi( trừ 1 số loài có kích thước lớn)
Do đó tỉ lệ s/v lớn
dựa vào tỉ lệ s/v mà ban có thể biết được s tiếp xúc của vi khuẩn với môi trường
tỉ lệ này càng lớn thì cơ thể sẽ trao đổi chất nhanh các phản ứng sinh lí hoa sinh trong cơ thẻ nhanh sinh trưởng nhanh nhờ vậy vk có thể đạt tới 1 kích thước nhất đinh va có thể tiến hành sinh sản.

Bình luận (0)
bui tran duc tai
Xem chi tiết
Truong Vu
24 tháng 11 2016 lúc 21:05

Kích thước nhỏ đem lại nhiều ưu thế cho tế bào vi khuẩn :

- Vì kích thước nhỏ nên các loài vi khuẩn có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, dẫn đến phân bào nhanh.

- Kích thước tế bào nhỏ thì việc vận chuyển các chất từ nơi này đến nơi khác trong tế bào hoặc ra môi trường sẽ nhanh.

- Tỉ lệ s/v (diện tích/thể tích) lớn sẽ có khả năng trao đổi chất và năng lượng với môi trường nhanh hơn.

 

Bình luận (0)
Lgiuel Val Zyel
4 tháng 2 2017 lúc 21:13

Kích thước nhỏ đem lại ưu thế:
- Tỉ lệ S/V lớn => quá trình trao đổi chất nhanh chóng; tăng cường vận chuyển các chất trong tế bào
=> vi khuẩn sinh trưởng và sinh sản nhanh

Cấu tạo đơn giản đem lại những ưu thế:
- Có cấu tạo đơn giản nên khi gặp điều kiện bất lợi dễ kết bào xác để tồn tại
- Vật chất di truyền chỉ là axit nuclêic dạng trần; trạng thái đơn bội; không có màng bọc nên sinh sản nhanh bằng hình thức phân đôi; khi điều kiện sống thay đổi; vi khuẩn có thể bị đột biến thay đổi vật chất di truyền để thích nghi; tính trạng biểu hiện ra kiểu hình kể cả trội lặn nên quá trình chọn lọc tự nhiên dễ phát huy tác dụng.

Bình luận (0)
Vũ Duy Hưng
20 tháng 2 2017 lúc 15:17

- Với tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ, tỉ lệ diện tích bề mặt trren thể tích lớn(S/V lớn) vì vậy diện tích bề mặt tiếp xúc với môi trường lớn thuận lợi cho quá trình trao đổi chất

Bình luận (0)
Gio Lanh Dau Mua
Xem chi tiết
Võ Hà Kiều My
3 tháng 10 2017 lúc 20:00

Sự biệt hóa tế bào trong tiếng anh có nghĩa là Cellular Differentiation. Trong quá trình Nghiên cứu về di truyền học phát triển cá thể và tìm hiểu về cơ sở di truyền của sự phân hóa chúng ta tìm hiểu về khái niệm ( định nghĩa) về sự biệt hóa tế bào ( Phân hóa tế bào).

Bình luận (0)
Gio Lanh Dau Mua
Xem chi tiết
Miu Miu
12 tháng 12 2016 lúc 20:28

Cây tụ thụ phấn :
- VLKĐ là hạt tác giả, hạt nhập nội hoặc hạt thoái hoá.
- Không đòi hỏi yêu cầu cách li cao.
Cây thụ phấn chéo:
- VLKĐ là hạt SNC, hạt tác giả.
- Yêu cầu cách li nghiêm nghặt.

 

Bình luận (0)
Thun Áo
Xem chi tiết
Kelvin Nguyễn
19 tháng 12 2016 lúc 19:50

ếch C giống ếch B. vì ếch B cho nhân mà nhân chứa ADN, NST- vật chất di truyền của tế bào

 

Bình luận (0)