Bài 52. Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

Nè Thùy
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
30 tháng 3 2021 lúc 20:15

*Tiết nước bọt bình thường khi ăn cơm ⇒ Phản xạ không điều kiện

Bởi vì phản sạ này ta có từ nhỏ bởi vì khi ăn cần nước bọt để trộn nên với thức ăn để tiêu hóa , phả sạ này không cần luyện tập trải qua mà tự có và tồn tại mãi mãi.

*Tiết nước bọt khi ta nghỉ hay nghe nói đến quả chanh ⇒ Đó là phản xạ có điều kiện

-Vì khi ăn chua, nước miếng chảy ra để trung hòa bớt chất chua khi ăn. Vậy khi nhìn thấy hoặc nghĩ đến thì chảy nước miếng và chúng chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định khi ta không sợ đồ chua nữa.

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Phương Uyên
23 tháng 3 2021 lúc 21:29

Cuối thời Đông Hán, Trương Tú cát cứ ở Nam Dương luôn đánh nhau với Tào Tháo. Năm 195 sau Công nguyên, Tào Tháo dẫn đại quân tiến đánh Trương Tú. Trên đường đến Uyển Thành, các binh sĩ liên tục ba ngày không được uống đủ nước. Miệng khát khô bỏng, có người đã tỏ ra oán hận.

Tào Tháo cảm thấy tinh thần của quân sĩ giảm sút rõ rệt, sợ như thế sẽ ảnh hưởng đến kết quả chiến đấu. Vì vậy Tào Tháo nghĩ ra một kế để động viên binh sĩ.

Tào Tháo ngồi trên lưng ngựa đột nhiên chỉ về phía trước mà nói: “Trước đây ta đã đi qua chỗ này, nhớ rằng hồi đó phía trước có một rừng mơ. Ta phải đi nhanh lên, đến đó vừa có thể tìm được nước, mà mơ cũng có thể giúp giải khát”.

Quân sĩ nghe nói thế bỗng nhiên tinh thần hồ hởi hẳn lên, trong miệng không ngừng ứa ra nước bọt làm giảm cơn khát và hăng hái tiến lên phía trước.

Cuối cùng họ đã tìm thấy nguồn nước.

Bình luận (0)
Ngô Thành Đạt
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
31 tháng 12 2020 lúc 19:41

- phản xạ tiết nước bọt khi nhìn thấy quả chanh :   Đó là phản xạ có điều kiện, khi ăn chua, nước miếng chảy ra để trung hòa bớt chất chua khi ăn. Vậy khi nhìn thấy hoặc nghĩ đến thì chảy nước miếng.

- phản xạ đi nắng mặt đỏ:Khi đi ngoài trời nắng mà ko đội mũ hay nón thì mặt đỏ gay , mồ hôi vã ra . Hiện tượng này thuộc phản xạ không  điều kiện .

Bình luận (0)
Vương Thị Yến Nhi
Xem chi tiết
B.Thị Anh Thơ
19 tháng 5 2020 lúc 12:56

Câu 1 :

- Bước 1 : Trước khi cho cá ăn gõ mõ 1 lần , rồi cho cá ăn

- Bước 2 : Mỗi lần cho cá ăn đều gõ mõ , cá sẽ hình thành phản xạ mỗi lần nghe thấy tiếng mõ kêu là có đồ ăn , cá sẽ bơi đến tìm đồ ăn

Câu 2 :

* Tính chất phản xạ có điều kiện :

- Trả lời kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện mà đã được kích thích không điều kiện một số lần

- Được hình thành trong đời sống qua học tập và rèn luyện

- Dễ mất khi không củng cố

- Không di truyền cho thế hệ saumang tính chất cá thể

- Số lượng không hạn định

- Hình thành đường liên hệ tạm thời không luyện tập sẽ mất đi

* Phản xạ có điều kiện bị mất đi khi không còn được nhắc lại thường xuyên bởi kích thích

Bình luận (0)
Hugo Bui
Xem chi tiết
Thời Sênh
19 tháng 5 2018 lúc 17:12

Có thể lấy ví dụ : khi cho gà ăn kết hợp với gõ mõ làm nhiều lần như vậy ở gà hình thành được phản xạ có điều kiện : “tiếng mõ là tín hiệu gọi ăn”, nên khi nghe mõ là gà chạy về ăn. Sở dĩ như vậy là do giữa vùng thính giác và vùng ăn uống trên vỏ não đã hình thành đường liên hệ tạm thời. Tuy nhiên, nếu gõ mõ gà chạy về mà không được ăn nhiều lần thì về sau có nghe tiếng mõ gà cũng không chạy về nữa. Đó là do đường liên hệ tạm thời giữa vùng thính giác và vùng ăn uống không được củng cố nên đã mất.

Bình luận (0)
you are mine
19 tháng 5 2018 lúc 17:25

Có thể lấy ví dụ :

Khi cho gà ăn kết hợp với gõ mõ làm nhiều lần như vậy ở gà hình thành được phản xạ có điều kiện : “tiếng mõ là tín hiệu gọi ăn”, nên khi nghe mõ là gà chạy về ăn. Sở dĩ như vậy là do giữa vùng thính giác và vùng ăn uống trên vỏ não đã hình thành đường liên hệ tạm thời. Tuy nhiên, nếu gõ mõ gà chạy về mà không được ăn nhiều lần thì về sau có nghe tiếng mõ gà cũng không chạy về nữa. Đó là do đường liên hệ tạm thời giữa vùng thính giác và vùng ăn uống không được củng cố nên đã mất.

Bình luận (0)
Dương Thị Mỹ Khuyên
Xem chi tiết
Thời Sênh
12 tháng 5 2018 lúc 9:36
tính chất của hooc môn:
- mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến 1 hay 1 số cơ quan nhất định.
- hooc môn có hoạt tính sinh hoạt cao, chỉ với 1 lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt.
- hooc môn ko mang tính đặc trưng cho loài.

vai trò của nó:
- duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.
- điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường
dẫn đến các rối loạn trong hoạt động nội tiết thường dẫn đến tình trạng bệnh lí. 2. Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết - Ngoài sự kết hợp của hai tế bào và của đảo tụy trong tuyến tụy đế giúp làm ổn định lượng đường trong máu còn có sự kết hợp hoạt động của các tuyến nội tiết khác. Ví dụ: khi lượng đường trong máu giảm còn có sự phối hợp của tuyến vỏ trên thận 1. Tuyến yên - Đặc điểm: + Nằm ở vùng dưới đồi, thuộc não trung gian + Có hình nhỏ như hạt đậu trắng nằm ở nền sọ - Tuyến yên gồm: có thùy trước tuyến yên và thùy sau tuyến yên. Giữa hai thùy là thùy giữa chỉ phát triển ở trẻ nhỏ, có tác dụng đối với sự phân bố sắc tố da. - Tuyến yên là một tuyến quan trọng giữ vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác và các quá trình sinh lí của cơ thể. 2. Tuyến giáp - Đặc điểm + Nằm trước sụn giáp của thanh quản + Là tuyến nội tiết lớn nhất, nặng chừng 20 – 25g + Cấu tạo gồm: nang tuyến và tế bào tiết - Hoocmon của tuyến giáp là tiroxin (TH), trong thành phần có iot. - Vai trò của hoocmon tuyến giáp + Có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa các chất trong tế bào. + Khi thiếu hoặc thừa hoocmon (iot) tuyến giáp đều gây ra các bệnh lí Tuyến tuỵ là tuyến pha nha bn
Bình luận (1)
Bá Thiệnn
Xem chi tiết
Thời Sênh
12 tháng 5 2018 lúc 8:22

Câu 1: Dựa vào hình 52 - 3A và B kết hợp với hiểu biết của em về quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điểu kiện, hãy trình bày quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện đã thành lập để thành lập một phản xạ mới qua một ví dụ tự chọn.

Trả lời

VD: Phản xạ tiết nước bọt khi có ánh đèn.

Khi bật đèn sáng thì trung khu thị giác hưng phấn (vùng thị giác ở thùy chẩm) làm chó quay đầu về phía ánh sáng (phản xạ không điều kiện) Khi chó ăn thì trung khu điều khiển sự tiết nước bọt ở trụ não bị hưng phấn làm nước bọt tiết ra (phản xạ không điều kiện) đồng thời trung khu ăn uống ở vỏ não cũng bị hưng phấn. Bật đèn chi cho chó ăn thì trung khu thị giác và trung khu ăn uống đều hưng phấn và có sự khuếch tán các hưng phấn đó trong não tạo đường liên hệ tạm thời giữa trung khu thị giác và trung khu ăn uống. Nếu kết hợp bật đèn (trước vài giây) mới cho chó ăn, sự kết hợp lặp đi lặp lại nhiều lần thì ta thành lập được phản xạ có điều kiện ở chó là chỉ bật đèn (không cho ăn) chó vẫn tiết nước bọt.

Câu 2:

Ý NGHĨA: -PXKĐKlà cơ sở thành lập PXCĐK.
-Đảm bảo sự thích nghi về môi trường sống và điều liện sống luôn thay đổi.
-hình thành các thói quen và tập quán tốt đối với con người.

Bình luận (0)
nguyễn quang điềm
Xem chi tiết
Tri Nguyen
7 tháng 5 2018 lúc 9:18

Phản xạ có điểu kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện. VD: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh :")

Bình luận (0)
Tri Nguyen
7 tháng 5 2018 lúc 9:29

VD: đi trên đường thấy nhiều bụi dùng ta che mũi, chạm vào vật nóng rụt tay lại, ...

Thấy người khác ném đá vào người mình vội dùng tay chụp lại haha

Bình luận (0)
Phuong Nguyen
7 tháng 5 2018 lúc 10:59

Phản xạ có điều kiện được hình thành thông qua quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm. Phản xạ có điểu kiện thực chất chỉ là những đường liên hệ tạm thời giữa các vùng của vỏ đại não. Nó có thể mất đi khi không cũng cố.

Ví dụ: Khi ta thấy đèn đỏ, ta dừng lại vì ta đã được dạy như vậy

Bình luận (0)
bich dang
Xem chi tiết
Cheewin
2 tháng 5 2017 lúc 9:35

Bạn Nam nuôi cá trong ao ,nếu mỗi lần cho cá ăn bạn nam thả thức ăn xuống thì cá sẽ ngoi , vì nó đã hình thành phản xạ có điều kiện , bạn ấy cho ăn lâu ngày như vậy phản xạ sẽ tiếp tục lưu giữ và hễ bạn Nam tới thả mồi thì cá sẽ ngoi lên ăn

Nếu bạn Nam lại gần mà không cho cá ăn trong 1 thời gian dài ,phản xạ mất dần , và khi bạn Nam cho cá ăn trở lại thì cá sẽ không ngoi lên mặt nước nữa.

Chúc bạn học tốtleu,nhớ tick nhen

Bình luận (0)
Võ Anh Đức
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
15 tháng 6 2016 lúc 20:13

Có thể lấy ví dụ : khi cho gà ăn kết hợp với gõ mõ làm nhiều lần như vậy ở gà hình thành được phản xạ có điều kiện : “tiếng mõ là tín hiệu gọi ăn”, nên khi nghe mõ là gà chạy về ăn. Sở dĩ như vậy là do giữa vùng thính giác và vùng ăn uống trên vỏ não đã hình thành đường liên hệ tạm thời. Tuy nhiên, nếu gõ mõ gà chạy về mà không được ăn nhiều lần thì về sau có nghe tiếng mõ gà cũng không chạy về nữa. Đó là do đường liên hệ tạm thời giữa vùng thính giác và vùng ăn uống không được củng cố nên đã mất.
 

Bình luận (8)