Bài 3. Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Cao Hồ Ngọc Hân
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
6 tháng 9 2017 lúc 19:25

- Các thuộc địa có vai trò quan trọng đối với các đế quốc, là nơi đầu tư và tiêu thụ hàng hoá của chính quốc, nguồn cung cấp nguyên liệu và nhân công rẻ mạt, cung cấp binh lính cho các cuộc chiến tranh...
- Các nước tư bản phát triển đi trước như Anh, Pháp có rất nhiều thuộc địa, trong khi các nước tư bản mới có nền kinh tế phát triển không kém Anh. Pháp, thậm chí một số ngành còn vượt hai nước này như Đức, Mĩ thì lại không có hoặc có rất ít thuộc địa. Do đó, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong việc tranh chấp thuộc địa ngày càng trở nên gay gắt, dẫn đến những cuộc chiến tranh nhằm phân chia lại thuộc địa.

ko bít đúng ko

Như Hoàng
Xem chi tiết
Trương Võ Thanh Ngân
Xem chi tiết
Flash Dora
10 tháng 9 2018 lúc 17:48

1 Vì:

-Họ cần 1 nguồn tài nguyên thiên nhiên đẻ cung cấp cho việc sản xuất trong nước.

-Họ rất cần 1 thị trường để tiêu thụ các mặt hàng được sản xuất.-Nguồn lợi nhuận xâm chiếm cao và mở rộng lãnh thổ thì có ko ít diện tích=>Họ có lòng tham dù rất giàu có về kinh tế.

CHÚC BẠN HỌC VUIvuivuivui

Jonh Castal
Xem chi tiết
Hoàng Thảo Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thanh Lương
8 tháng 9 2017 lúc 20:21

Sự phát triển của cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức được thể hiện ở:

* Đối với Pháp:

Sản xuất gang, sắt tăng ba lần Độ dài đường sắt tăng 100 lần ( từ 30 km lên đến 3000 km). Giữa thế kỉ XIX Pháp có trên 5000 máy hơi nước, đến năm 1870 có 27000 máy.

=> Pháp hoàn thành cách mạng công nghiệp, kinh tế phát triển, đứng thứ hai sau Anh.

* Đối với Đức:

Sản lượng than, sắt, thép và độ dài đường sắt tăn từ 2 đến 3 lần, số máy hơi nước tăng 6 lần. Nhờ tiếp thu những thành tựu khoa học – kĩ thuật mới, công nghiệp hóa chất, công nghiệp luyện kim phát triển và có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Đức.
Phạm Thị Thạch Thảo
8 tháng 9 2017 lúc 20:23

* Đối với Pháp:

Sản xuất gang, sắt tăng ba lần Độ dài đường sắt tăng 100 lần ( từ 30 km lên đến 3000 km). Giữa thế kỉ XIX Pháp có trên 5000 máy hơi nước, đến năm 1870 có 27000 máy.

=> Pháp hoàn thành cách mạng công nghiệp, kinh tế phát triển, đứng thứ hai sau Anh.

* Đối với Đức:

Sản lượng than, sắt, thép và độ dài đường sắt tăn từ 2 đến 3 lần, số máy hơi nước tăng 6 lần. Nhờ tiếp thu những thành tựu khoa học – kĩ thuật mới, công nghiệp hóa chất, công nghiệp luyện kim phát triển và có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Đức.
Hoàng Thảo Linh
8 tháng 9 2017 lúc 20:29

cho mk hỏi cái này có đúng ko

– Năm 1830, cách mạng công nghiệp ở Pháp mới bắt đầu, nhưng tốc độ lại diễn ra rất nhanh. Đến năm 1870, nước Pháp đã có 27000 máy hơi nước, giúp công nghiệp Pháp vươn lên đứng thứ hai thế giới (sau Anh).

– Ở Đức, từ những năm 40 của thế kỉ XIX dù đất nước chưa được thống nhất nhưng quá trình cách mạng công nghiệp đã diễn ra. Được thừa hưởng những thành tựu của các nước đi trước, đến những năm 1850 – 1860, các ngành kinh tế của Đức đều sử dụng máy móc. Sau năm 1870, công nghiệp của Đức đã vươn lên đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).



Lan Văn
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
11 tháng 9 2017 lúc 16:47

Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới. Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn. Tên gọi "Cách mạng công nghiệp" thường dùng để chỉ giai đoạn thứ nhất của nó diễn ra ở cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Giai đoạn hai hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ hai tiếp tục ngay sau đó từ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.

Cuộc cách mạng bắt đầu với sự phát triển sản xuất hàng hóa của ngành công nghiệp dệt. Sau đó, với nhu cầu cung cấp máy móc và năng lượng cho công nghiệp dệt, các kỹ thuật gia công sắt thép được cải thiện và than đá sử dụng với khối lượng lớn. Thương mại mở rộng tạo điều kiện cho sự ra đời của kênh đào giao thông và đường sắt. Bên cạnh đó, đường giao thông được nâng cấp lớn cho hoạt động giao thương nhộn nhịp. Động cơ hơi nước sử dụng nhiên liệu than và máy móc dẫn động bằng cơ khí đã đưa đến gia tăng năng suất lao động đột biến. Sự phát triển các máy công cụ trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 19 tạo thuận lợi cho lĩnh vực chế tạo máy, phục vụ những ngành sản xuất khác

nguyen minh ngoc
11 tháng 9 2017 lúc 16:48

* Những phát minh về máy móc

+ Năm 1764 Giêm-ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gienni.

+ Năm 1769 Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng hơi nước.

+ Năm 1779 Crôm-tơn cải tiến máy kéo sợi tạo ra sản phẩm đẹp, bền hơn.

+ Năm 1785 Các-rai chế tạo máy dệt chạy bằng sức nước, năng suất tăng 40 lần.

+ Năm 1784 Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước và đưa vào sử dụng.

nguyen minh ngoc
11 tháng 9 2017 lúc 16:49

Hệ quả của cách mạng công nghiệp

Về kinh tế

+ Nâng cao năng suất lao động ,làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội.

+ Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời.

Về xã hội

+ Hình thành 2 giai cấp mới là: tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.

+ Tư sản công nghiệp nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị.

+ Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực dẫn đến đấu tranh giữa vô sản với tư sản.

cvxcvxvxcvxc
Xem chi tiết
Lò Đỉn
22 tháng 9 2017 lúc 22:54

* Các cuộc cách mạng tư sản ở Châu Âu trong những năm 60 của thế kỷ XIX.

-Cách mạng tư sản ở Pháp (7-1830), lan nhanh sang Bỉ , Đức , Ý ….

- Cách mạng tư sản 1848 - 1849 tại Châu Âu.

- Sự thống nhất nước Ý do anh hùng Ga ri ban di – thống nhất từ dưới lên(1859- 1870).

- Sự thống nhất nước Đức do quân phiệt Phổ đứng đầu – thống nhất từ trên xuống(1864 –1871).

-1858-1860: tại Nga nông nô bạo động

-2-1861: sắc lệnh nông nô ở Nga

luoc_do_cach_mang_1848_-_1849_o_chau_au_500

Lược đồ cách mạng tư sản 1848 - 1849 tại Châu Âu,

*2. Sự xâm lược của các nước tư bản phương Tây đối với các nước Á- Phi :do nhu cầu về nguyên liệu , nhân công , thị trường tiêu thụ hàng hóa , bọn thực dân xâm chiếm các nước Á, Phi, Mỹ La Tinh làm thuộc địa gây nhiều tội ác .

Ví dụ:

+ Anh chiếm Ấn Độ - Miến Điện - Mã Lai - Hồng Kông - Nam Phi.

+ Hà Lan chiếm Inđônêsia.

+Tây Ban Nha chiếm Philippin.

+ Mỹ đe dọa Nhật Bản.

+ Pháp chiếm Việt Nam - Lào - Campuchia - Angiêri.

+ Xiêm trở thành nơi tranh chấp giữa Anh và Pháp

+ Tại Trung Quốc trở thành nữa thuộc địa của các nước phương Tây.

Hầu hết các nước Á Phi là thuộc địa và phụ thuộc của phương Tây

sqgsagsgsggs
Xem chi tiết
Quỳnh Hương
Xem chi tiết
Lò Đỉn
22 tháng 9 2017 lúc 22:49

- Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien - ni

- Năm 1785, Ét - mơn Các - rai chế tạo ra máy dệt đầu tiên ở Anh

- Năm 1784, Giêm Oát hoàn thành việc phát minh ra máy hơi nước

Trịnh Hương Giang
Xem chi tiết
Giang
11 tháng 9 2017 lúc 18:00

Trả lời:

Hệ quả của Cách mạng công nghiệp:

- Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản : nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện. Sản xuất bằng máy đã nâng cao năng suất lao động và ngày càng xã hội hoá quá trình lao động của chủ nghĩa tư bản.
- Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải. Nhu cầu công nghiệp hoá khiến nông nghiệp nhanh chóng chuyển sang phương thức chuyên canh hoặc thâm canh, đồng thời quá trình cơ giới hoá nông nghiệp góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.
- Hai giai cấp cơ bản của xã hội được hình thành - tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp. Sự tăng cường bóc lột công nhân của giai cấp tư sản làm cho mâu thuẫn trong xã hội tư bản và cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản không ngừng tăng lên.