Bài 2. Cách tính thời gian trong lịch sử

Sy Le
Xem chi tiết
Đinh Ngọc Kiều Nhi
Xem chi tiết
Huệ Phạm
21 tháng 9 2018 lúc 20:56

1.Thế kỉ thứ 10, thiên niên kỉ thứ 1 và cách đây 1080 năm.

2.Thế kỉ thứ 12 Trước Công Nguyên, thiên niên kỉ thứ 2 Trước Công Nguyên và cách đây 2129 năm.

Mình xin lỗi mình không biết vẽ sơ đồ

Bình luận (2)
Nguyễn Thị Hồng Ngọc
Xem chi tiết
Ngô Hoàng Anh
17 tháng 8 2018 lúc 20:16
Trái Đất ở những vị trí khác nhau

Quỹ đạo của Trái Đất là đường đi của Trái Đất xung quanh Mặt trời. Trái Đất quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời với khoảng cách trung bình 150 triệu km hết 365,2564 ngày Mặt Trời trung bình (1 năm thiên văn, số liệu đo được đến năm2006)[cần dẫn nguồn]xem thảo luận. Vì thế từ Trái Đất nó tạo ra chuyển động biểu kiến của Mặt Trời thể hiện bằng sự thay đổi vị trí tương đối so với các ngôi sao, với vận tốc góc khoảng 1°/ngày, hay một khoảng cách bằng đường kính góc của Mặt Trăng hay Mặt Trời cứ sau mỗi 12 giờ về phía đông. Vì chuyển động này, trung bình nó mất 24 giờ - một ngày Mặt Trời - để Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục sao cho Mặt Trời lại trở lại đường Tý Ngọ (kinh tuyến thiên cầu). Vận tốc quỹ đạocủa Trái Đất khoảng 30 km/s, đủ để đi hết quãng đường bằng đường kính Trái Đất (~12.700 km) trong 7 phút, hay khoảng cách đến Mặt Trăng (384.000 km) trong 4 giờ.[1]

Mặt Trăng quay cùng Trái Đất một vòng quanh tâm khối chung hết 27,32 ngày so với các ngôi sao trên nền. Khi kết hợp với chu kỳ quay quanh Mặt Trời của hệ Trái Đất-Mặt Trăng thì thời gian của một tháng giao hội từ sóc này tới sóc kế tiếp là 29,53 ngày. Quan sát từ cực Bắc thiên cầu, chuyển động của Trái Đất, Mặt Trăng và sự tự quay quanh trục của chúng là ngược chiều kim đồng hồ. Nhìn từ một điểm cao thuận lợi trên cực Bắc của cả Trái Đất và Mặt Trời, Trái Đất dường như quay quanh Mặt Trời theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Mặt phẳng quỹ đạo và mặt phẳng trục không vuông góc với nhau: trục Trái Đất nghiêng một góc khoảng 23,5° so với đường thẳng vuông góc với mặt phẳng Trái Đất-Mặt Trời và mặt phẳng Trái Đất-Mặt Trăng nghiêng khoảng 5 độ so với mặt phẳng Trái Đất-Mặt Trời. Nếu không có độ nghiêng như vậy thì cứ hai tuần lại có hiện tượng thực với nhật thực và nguyệt thực xen kẽ nhau.

Bình luận (2)
Thảo Phương
20 tháng 8 2018 lúc 15:07

Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, còn Trái Đất thì quay quanh Mặt Trời. Vậy thì hiển nhiên quỹ đạo của Mặt Trăng quanh Mặt Trời… “đại loại” sẽ giống hình xoáy tròn

=>Trái Đất quay quanh Mặt Trời với một “bán kính giả sử” (quỹ đạo của Trái Đất không thực sự tròn) gấp khoảng 400 lần so với “bán kính giả sử” của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Vì Trái Đất cũng tự quay, nên một ngày trên Trái Đất không đồng nghĩa với một vòng quay của Mặt Trăng. Mặt Trăng chỉ hoàn thành có 13 vòng quay thật sự quanh Trái Đất trong 1 năm mà thôi. Trong khi đó, vận tốc của Trái Đất quay quanh Mặt Trời gấp 30 lần vận tốc của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Chính vì vậy, vận tốc của Mặt Trăng quanh Mặt Trời sẽ ở vào khoảng 97% đến 103% so với vận tốc Trái Đất quanh Mặt Trời. Điều đó cũng có nghĩa là, đứng ở hệ quy chiếu Mặt Trời thì Mặt Trăng sẽ không bao giờ chuyển động ngược hướng với Trái Đất.

Bình luận (1)
Nguyễn Thị Hồng Ngọc
Xem chi tiết
Đạt Trần
17 tháng 8 2018 lúc 19:57

Chúng ta phải xác định thời gian trong lịch sử vì:

Hỏi đáp Lịch sử

Dựa vào đâu để xác định thời gian:

Hỏi đáp Lịch sử

Bình luận (0)
Nanami-Michiru
18 tháng 8 2018 lúc 6:49

1. Tại sao phải tính thời gian?

Lịch sử loài người bao gồm muôn vàn sự kiện, xảy ra vào những thời gian khác nhau. Con người, nhà cửa, làng mạc, phố xá, xe cộ ... đều ra đời, đổi thay. Xã hội loài người cũng vậy. Muốn hiểu và dựng lại lịch sử, phải sắp xếp tất cả các sự kiện đó lại theo thứ tự thời gian.

Như vậy, việc xác định thời gian là thực sự cần thiết.

2.Dựa vào đâu để xác định thời gian?

Từ xưa, con người đã nghĩ đến chuyện ghi lại những việc mình làm, từ đó nghĩ ra cách tính thời gian. Họ đã nhận thấy nhiều hiện tượng tự nhiên lặp đi, lặp lại một cách thường xuyên, như hết sáng đến tối, hết mùa nóng đến mùa lạnh ... Những hiện tượng này có quan hệ chặt chẽ với hoạt động của Mặt Trời và Mặt Trăng. Cơ sở để xác định thời gian được bắt đầu từ đây.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu Hương
18 tháng 8 2018 lúc 7:05

Lịch sử loài người bao gồm muôn vàn sự kiện, xảy ra vào những thời gian khác nhau. Con người, nhà cửa, làng mạc, phố xá, xe cộ ... đều ra đời, đổi thay. Xã hội loài người cũng vậy. Muốn hiểu và dựng lại lịch sử, phải sắp xếp tất cả các sự kiện đó lại theo thứ tự thời gian.

Như vậy, việc xác định thời gian là thực sự cần thiết.

Xác định thời gian xảy ra các sự kiện là một nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử.

Từ xưa, con người đã nghĩ đến chuyện ghi lại những việc mình làm, từ đó nghĩ ra cách tính thời gian. Họ đã nhận thấy nhiều hiện tượng tự nhiên lặp đi, lặp lại một cách thường xuyên, như hết sáng đến tối, hết mùa nóng đến mùa lạnh ... Những hiện tượng này có quan hệ chặt chẽ với hoạt động của Mặt Trời và Mặt Trăng. Cơ sở để xác định thời gian được bắt đầu từ đây.

Bình luận (0)
Cô Nhóc Năng Động
Xem chi tiết
Nga Thái
Xem chi tiết
trần mai phương
Xem chi tiết