Bài 18. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh ở đầu thế kỉ XV

Ngô Võ Thùy Nhung
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Bé
19 tháng 5 2016 lúc 11:39

Năm 1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi của nhà Trần, quân Minh sang xâm lược nước ta

Bình luận (0)
Nguyễn Trọng Nghĩa
19 tháng 5 2016 lúc 11:42

Tháng 11 năm 1406, Quân Minh lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, nhà Minh đã huy động một lực lượng lớn tấn công nước ta.

Bình luận (0)
pu
15 tháng 2 2019 lúc 22:12

Quân Minh lấy cớ gì để sang xâm lược nước ta ?
==>Tháng 11/1406, quân Minh lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, quân Minh đã huy động một lực lượng lớn tấn công nước ta.

Bình luận (0)
Phạm Thị Thúy Giang
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Bé
19 tháng 5 2016 lúc 11:42

Không phải quân Minh kéo vào xâm lược nước ta là do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần. Vì đó chỉ là cái "cớ" của bọn chúng

Bình luận (0)
Nguyễn Trọng Nghĩa
19 tháng 5 2016 lúc 11:43

Không phải nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần mà quân Minh kéo vào nước ta giúp nhà Trần khôi phục lại ngai vàng. Đó chỉ là việc mượn cớ để thực hiện âm mưu xâm lược nước ta. Lợi dụng tình hình khó khăn của nước ta đầu thời kì nhà Hồ, quân Minh đã tiến sang xâm chiếm và đô hộ nước ta.

Bình luận (0)
Vũ Nguyễn Gia Hiển
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
19 tháng 5 2016 lúc 14:08

Ngay sau khi cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại, nhân dân ta ở nhiều nơi đã nổi dậy khởi nghĩa.
- Trong các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh đô hộ lúc bấy giờ, có hai cuộc khởi nghĩa tiêu biểu :
- Cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 - 1409)
- Tháng 10 - 1407, một người yêu nước là Trần Triệu Cơ đưa con của vua Trần là Trần Ngỗi lên làm minh chủ, ở Yên Mô (Ninh Bình), Trần Ngỗi tự xưng là Giản Định hoàng đế.
- Đầu năm 1408, Trần Ngỗi kéo quân vào Nghệ An, được Đặng Tất ở Hoá Châu (Thừa Thiên Huê) và Nguyễn cảnh Chân - trước làm quan ở Thăng Hoa (Quảng Nam) hưởng ứng. Tháng 12 -1408, nghĩa quân đánh tan 4 vạn quân Minh ở bên Bô Cô (Nam Định). Từ đó, thanh thế nghĩa quân vang dậy, nhiều người từ các nơi kéo về theo nghĩa quân.
- Sau chiến thắng Bô Cô, Trần Ngỗi nghe lời gièm pha đã giết hai tướng Đặng Tất và Nguyễn cảnh Chân, cuộc khởi nghĩa tan rã dần.
 

Bình luận (0)
Trần Khánh Vân
19 tháng 5 2016 lúc 14:09
Tên cuộc khởi nghĩaĐịa danh

- Khởi nghĩa Phạm Ngọc

- Khởi nghĩa Lê Ngã

- Khởi nghĩa Phạm Chấn

- Khởi nghĩa Trần Nguyệt Hồ

- Khởi nghĩa Phạm Tất Đại

- Khởi nghĩa Trần Nguyên Khôi

- Khởi nghĩa Trần Nguyên Khang

- Đồ Sơn (Hải Phòng)

- Quảng Ninh

- Đông Triều

- Đông Triều

- Bắc Giang

- Phú Thọ 

- Thái Nguyên

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Uyên
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
19 tháng 5 2016 lúc 11:50

Nhà Minh tiến hành những chính sách thống trị tàn khốc và những thủ đoạn đàn áp, khủng bố rất dã man. Ngoài chém giết, chúng còn dùng những lối tàn sát cực kỳ man rợ như mổ bụng người, rán thịt người, thiêu sống người, chất thây người thành mồ kỷ niệm... Trương Phụ là tên tướng xâm lăng khét tiếng nhất về những thủ đoạn tàn sát ấy. Bên cạnh những thủ đoạn tàn bạo ấy, nhà Minh thi hành một chính sách bóc lột, vơ vét tham tàn. Ngạch thuế ruộng công của nhà Minh rất nặng (tăng gấp 3 lần), nhà Minh còn đặt ra nhiều thứ thuế về công thương nghiệp khác để tăng cường bóc lột mọi tầng lớp nhân dân. Tất cả những người làm nghề thủ công và đi buôn bán đều phải đóng thuế. Tất cả các ngành thủ công của nhân dân trong thành Đông Đô bị đình đốn vì chính sách thuế khóa rất nặng của nhà Minh. Một số nghề thủ công bị phá sản, sinh hoạt của người dân Đông Đô trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Bọn quan lại nhà Minh còn bắt nhân dân ta làm sai dịch cho chúng. 

Bình luận (0)
Nguyễn Hữu Tín
19 tháng 5 2016 lúc 14:02

* Chính trị : 

- Xóa bỏ quốc hiệu nước ta, đổi thành quận Giao Chỉ, sáp nhập vào Trung Quốc

* Kinh tế :

- Đặt ra hàng trăm thứ thuế

- Bắt trẻ em, phụ nữ mang về Trung Quốc làm nô tì

* Văn hóa :

- Bắt nhân dân ta bỏ phong tục tập quán, đốt phá sách quý => thi hành chính sách "đồng hóa ngu dân"

Bình luận (0)
Phúc
23 tháng 3 2020 lúc 14:25

Chính sách cai trị của nhà Minh:

- Về chính trị:

+ Thiết lập chính quyền thống trị trên cả nước.

+ Xoá bỏ quốc hiệu Đại Việt, đổi thành quận Giao Chỉ, sáp nhập Đại Việt vào Trung Quốc;

- Về xã hội:

+ Thi hành chính sách đồng hoá và bóc lột nhân dân tàn bạo.

+ Đặt ra hàng trăm thứ thuế nặng nề.

+ Bắt phụ nữ, trẻ em đưa về Trung Quốc bán làm nô tì.

- Về văn hóa:

+ Cưỡng bức nhân dân phải bỏ phong tục tập quán của mình

+ Thiêu huỷ phần lớn sách quý của Đại Việt và mang về Trung Quốc nhiều sách có giá trị.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Hiền Vi
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Bé
19 tháng 5 2016 lúc 11:53

 - Cach danh cua nha Tran chong quan Mong - Nguyen : 
+ Dua vao dan, doan ket toan dan, "lay it danh nhieu, lay yeu danh manh" 
+ Vua danh can giac vua rut lui de bao toan luc luong, buoc giac phai theo cach danh cua ta 
- Cach danh cua nha Ho chong giac Minh : 
+ Khong biet dua vao dan, khong doan ket duoc toan dan, chien dau don doc

Bình luận (0)
Phan Thùy Linh
19 tháng 5 2016 lúc 12:00

- Cách đánh của nhà Tran chống  quân Mong - Nguyen : 
+ Dựa vào dân, đoàn  kết toàn dân, lấy ít dành nhiều, lấy yếu đánh mạnh" 
+ Vua danh can giac vua rut lui de bao toan luc luong, buoc giac phai theo cach danh cua ta 
-  Cách đánh của nhà Ho chong giac Minh : 
+ Không biết dựa vào dân, không đoàn kết  được toàn dân, chien dau don doc

Bình luận (0)
Nguyễn Hữu Tín
19 tháng 5 2016 lúc 14:00

* Nhà Trần :

- Biết dựa vào sức mạnh toàn dân, đoàn kết toàn dân (Hội nghị Diên Hồng), vua tôi nhà Trần trên dưới một lòng kiên quyết kháng chiến chống quân xâm lược (Hội nghị Bình Than). Quân sĩ đều khắc vào tay hai chữ "Sát Thát" (giết giặc Mông Cổ)

- Thực hiện kế sách "Vườn không nhà trống" vừa đánh vừa rút để bảo toàn lực lượng, khi có thời cơ thì tổng phản công giành thắng lợi quyết định.

* Nhà Hồ :

- Nhà Hồ không biết dựa vào nhân dân, đoàn kết tập hợp nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc, không kế thừa bài học kinh nghiệm quý giá mà trước đó nhà Trần đã thành công trong 3 lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên. Trong khi đó, quân Minh đang mạnh mà quân của nhà Hồ chỉ còn biết dựa vào các thành lũy để chống giặc.

 

Bình luận (0)
Hien Nguyen
Xem chi tiết
Đặng Thị Cẩm Tú
26 tháng 6 2016 lúc 12:52

Thành nhà Hồ.

Một đạo quân do Trương Phụ chỉ huy đi từ Bằng Tường (Quảng Tây) kéo vào Lạng Sơn.

Một đạo do Trấn thủ Vân Nam Mộc Thạch chỉ huy, đi từ Vân Nam tiến theo sông Hồng, sông Lô vào nước ta.

Theo kế hoạch đã định, một đội kỵ binh của Trương Phụ sẽ tiến trước đến Gia Lâm, phô trương thanh thế, nghi binh như tập trung quân vượt sông ở đây, thu hút quân nhà Hồ. Trong khi đó, hai đạo quân Minh bí mật hội quân ở miền thượng lưu sông Hồng, tìm chỗ sông cạn để vượt qua rồi tiến đánh xuống Đông Đô. Về mặt chính trị, chúng kể tội Hồ Quý Ly, tuyên bố lập con cháu nhà Trần và dùng nhiều lời lẽ xảo trá để lôi kéo nhân dân ta. Sau khi bày binh bố trận các ngả và bày trò tâm lý chiến, tháng 10 (tháng 11 dương lịch) năm Bính Tuất (1406) quân Minh bắt đầu tiến công. Quân tiên phong của Trương Phụ nhanh chóng hạ được ải Lưu Quan và Kê Lăng (Chi Lăng), hai vị trí quan trọng của ta có địa thế hiểm yếu và khá đông quân phòng thủ. Sau đó chúng tiếp tục tiến về Cần Trạm (Kép, Bắc Giang ngày nay).

Tới đây quân Minh chiếm đóng vùng Xương Giang (Bắc Giang), Thị Cầu, kỵ binh tiến đến Gia Lâm, thu hút lực lượng quân ta, còn đại quân tiến về miền Đa Phúc, Lập Thạch bắt liên lạc với đạo quân Mộc Thạch. Dọc đường tiến quân, địch không vấp phải sức kháng cự nào đáng kể của quân ta.

Về phía Lào Cai, Hà Giang, quân Mộc Thạch cũng hạ được nhiều đồn ải, đánh tan các bộ phận án ngữ của ta trên tuyến phòng thủ sông Lô, sông Hồng rồi theo sông tiến xuống Bạch Hạc.

Ngày 11/12/1406, hai đạo quân Minh họp binh ở bờ Bắc sông Hồng chuẩn bị thêm thuyền bè, khí giới để tiến công.

Quân nhà Hồ dựa vào phòng tuyến phía Nam sông Hồng, kiên trì cố thủ, chờ địch đánh sang. Trước tình hình đó Thành Tổ nhà Minh sợ quân ta làm kế hoãn binh, chờ lúc quân Minh không hợp thủy thổ, ốm yếu rồi mới tiến công nên lệnh cho Trương Phụ tiến đánh quân ta vào mùa xuân sang năm.

Trương Phụ, Mộc Thạch quyết định tập trung lực lượng đánh vào thành Đa Bang, điểm chốt rất quan trọng của phòng tuyến. Từ lúc giặc vượt sông đến lúc giặc đánh vào thành, quân ta đều tích cực chống đỡ, có lúc phản kích lại quyết liệt, nhưng quân địch quá đông, quân nhà Hồ không giữ nổi phải bỏ chạy. Quân giặc thừa thế tràn xuống chiếm được Đông Đô vào ngày 22/1/1407, một số quan lại quý tộc đã phản bội, hợp tác với quân giặc đánh lại Hồ Quý Ly.

Quan quân nhà Hồ rút về Hoàng Giang (khúc sông Hồng thuộc địa phận huyện Lý Nhân, Hà Nam) bị địch kéo tới đánh thua lại phải rút về Muộn Hải (Giao Thủy, Nam Định), xây thành đắp lũy, đúc súng, đóng thuyền cố thủ. Nhưng lại bị quân địch kéo đến đánh thua, phải lui về Đại An (cửa Sông Đáy).

Đến lúc này, do thời tiết ẩm thấp, quân địch không chịu được thủy thổ, sinh ra đau ốm nhiều, bọn địch phải bỏ Muộn Hải quay về Hàm Tử (Hưng Yên). Nắm thời cơ đó, quân nhà Hồ tập trung bảy vạn quân tiến lên phản kích, nhưng giặc đã đề phòng trước, đặt quân mai phục sẵn, nên trận phản công của nhà Hồ bị thất bại nặng.

Ngày 29/4 năm Đinh Hợi (1407), thủy quân giặc đuổi kịp quân nhà Hồ ở Điển Canh (điểm giáp ranh hai huyện Quảng Xương và Tĩnh Gia, Thanh Hóa). Gặp lúc nước cạn quân nhà Hồ bỏ thuyền lên bộ chạy về Nghệ An sau đó vào vùng Hương Khê (Hà Tĩnh). Cuối cùng, Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương và tướng sĩ, gia nhân lần lượt bị sa vào tay giặc. Bi kịch đó xảy ra vào nửa đầu tháng năm năm Đinh Hợi (1407).

Cuộc kháng chiến của nhà Hồ chống quân xâm lược nhà Minh chấm dứt, nhưng ở nhiều nơi nhân dân ta vẫn tiếp tục nổi dậy chống ách đô hộ của quân Minh.

 

Bình luận (2)
Ngu Văn Người
Xem chi tiết
Đào Nguyên Nhật Hạ
24 tháng 11 2016 lúc 21:07

Trần Quốc Tuấn hay Trần Quốc Toản z bn?

Bình luận (5)
Hồng Ánh
14 tháng 12 2016 lúc 15:30

chỉ huy nhân dân đánh giặc

 

Bình luận (0)
Đăng chu quang
13 tháng 1 2017 lúc 20:22

Quốc Toản đã huy động hơn nghìn gia nô và người nhà thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ:"Phá cường địch, báo hoàng ân" (phá giặc mạnh, báo ơn vua). Sau này, khi đối trận với giặc, tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui tránh, không dám chống lại.

Bình luận (0)
Phan Thùy Linh
26 tháng 11 2016 lúc 10:56

Chữ “Ngu” trong quốc hiệu “Đại Ngu” của nhà Hồ có nghĩa là “sự yên vui, hòa bình". “Đại Ngu” có thể hiểu là ước vọng về một sự bình yên rộng lớn trên khắp cõi giang sơn.

Bình luận (0)
Đoàn Thị Linh Chi
21 tháng 11 2016 lúc 19:49

mk nhớ hk nhầm thì ở trong sgk lịch sử 7 có giải thích

Bình luận (2)
Đăng chu quang
21 tháng 11 2016 lúc 19:57

Đại Ngu : An vui lớn

Bình luận (0)
lê trần trung kiệt
Xem chi tiết
Anh Thư Đinh
23 tháng 11 2016 lúc 10:20

-tình hình nông nghiệp thời Lý:

ruộng đất do vua quản lý, nhân dân canh tác. Nhà Lý khai hoang làm thủy lợi khuyến khích nhân dân sản xuất,đưa ra luật bảo vệ sản xuất,ban lệnh cấm giết trâu,bò. Vua nhà Lý tổ chức lễ cày tịnh điền để khuyến khích nông dân sản xuất

\(\Rightarrow\)Nông nghiệp thời Lý phát triển mạnh

việc cày ruông tinh điền của nhà Vua có ý nghĩa: khuyến khích nông dân tích cực sản xuất,thúc đẩy nông nghiệp phát triển, thể hiện quan hệ gần gũi giữa Vua và dân

-Bước phát triển mới của thủ công nghiệp, thương nghiệp thời Lý:

+)thủ công nghiệp: tiếp tục phát triển với nhiều nghành nghề, sản phẩm phong phú tinh xảo

Các nghề làm đồ trang sức,làm giấy,in bản gỗ,đúc đồng,rèn sắt,nhuôm vải,...đều được mở rộng

việc khai thác mỏ như vàng,bạc, đồng cũng có một số bước phát triển mới

Xây dựng được nhiều công trình nổi tiếng:Tháp Bảo Thiên,chuông Quy Điền,vạc Phổ Minh
+)Thương Nghiệp:

Các chợ làng,chợ liên làng,chợ chùa phổ biến ở nhiều nơi. Các sản phẩm nông nghiệp,thủ công nghiệp là các mặt hàng được buôn bán (mối liên hệ giữa nông nghiệp,thủ công nghiệp,thương nghiệp)

Thăng Long là đô thị phồn thịnh

Vân Đồn được coi là nơi buôn bán thuận lợi với nước ngoài

-Việc thuyền buôn nhiều nước đến buôn bán với Đại Việt đã phản ánh tình hình thương nghiệp của nước ta hồi đó khá phát triển cả trong và ngoài nước,công trình kiến trúc đa dạng, phong phú,...


 

 

Bình luận (2)
Trương Ngọc Linh Nhi
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
26 tháng 11 2016 lúc 12:51

2.Ngay từ khi còn là một đại thần, đặc biệt sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách trên nhiều lĩnh vực.
- Về chính trị, ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải
họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.
-Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
- Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.

Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
- về văn hoá, giáo dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
- Về quân sự, để đề phòng giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

 

Bình luận (1)
Phan Thùy Linh
26 tháng 11 2016 lúc 10:55

Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần

bộ máy nhà nước thời Lý

Những cải cách của Hồ Qúy Ly

- Về chính trị, ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải
họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.
-Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
- Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.

Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
- về văn hoá, giáo dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
- Về quân sự, để đề phòng giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

 

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
26 tháng 11 2016 lúc 12:49

1.

Bình luận (0)