1.Dựa vào kiến thức đã học em hãy điền vào chỗ chấm (..)lược đồ trên;
Tên các châu lục,các đại dương tiếp giác với châu á.
Tên 1 số biển ,vịnh biện như sau:Địa Trung Hải,biển đỏ,biển Arap,vịnh Bengan,Biển đông
1.Dựa vào kiến thức đã học em hãy điền vào chỗ chấm (..)lược đồ trên;
Tên các châu lục,các đại dương tiếp giác với châu á.
Tên 1 số biển ,vịnh biện như sau:Địa Trung Hải,biển đỏ,biển Arap,vịnh Bengan,Biển đông
Các châu lục,đại dương tiếp giáp với châu Á:+Bắc Băng Dương(phía bắc)
+Thái Bình Dương(phía Đông)
+Ấn Độ Dương(phía Nam)
+châu Âu(phía Tây Bắc)
+ Châu Phi(phía Tây Nam)
So sánh sự khác nhau về tính chất của gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ? Vì sao có sự khác nhau đó ?
* Đặc điểm gió mùa:
- Mùa hạ: gió mùa mùa hạ tính chất nóng ẩm, mưa nhiều.
- Mùa đông: gió mùa mùa đông xuất phát từ áp cao Xi-bia thổi về áp thấp Xích đạo theo hướng Đông Bắc, tính chất lạnh và khô.
* Tính chất trái ngược nhau như vậy là do hai loại gió có nguồn gốc hình thành và bề mặt đệm nơi chúng đi qua khác nhau.
- Gió mùa mùa hạ: xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam, vượt qua xích đạo đổi hướng Tây Nam, gió này đi qua vùng biển thuộc khu vực xích đạo nên mang theo nguồn nhiệt ẩm dồi dào.
- Gió mùa mùa đông xuất phát từ khu khí áp cao Xi-bia thổi về áp thấp Xích đạo theo hướng Đông Bắc, gió này di chuyển qua vùng nội địa rộng lớn của Liên Bang Nga và Trung Quốc nên có tính chất khô, lạnh giá.
Kể tên một số dãy núi, sơn nguyên, đồng bằng lớn ở Châu Á.
Núi: Nam Sơn, Côn Luân, Hi-ma-lay-a, Đại Hùng An,....
Sơn nguyên: I-ran, Đê-can, Tây Tạng,....
Đồng bằng: Ấn hằng, Hoa Bắc, Hoa Trung, Luỡng Hà,....
-Dãy núi:Himalaya, Thiên Sơn, Côn Luân...
-Sơn nguyên: I-ran, Tây Tạng, Đê-can...
-Đồng bằng: Ấn hằng, Hoa Bắc, Tây Xibia...
Núi: Nam Sơn, Côn Luân, Hi-ma-lay-a, ....
Sơn nguyên: I-ran, Đê-can, Tây Tạng,....
Đồng bằng: Ấn hằng, Hoa Trung, Luỡng Hà,....
dựa vào nội dung sách địa phương cho biết địa hình khoáng sản đaklak
Ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành khí hậu Châu Á
cần gấp ạ
* Ý nghĩa của sự hình thành châu Á khí hậu :
+ Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.
+ Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau : Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng lục địa.
Dựa vào hình 3 (TL-94 sách chương trình mới) hãy đọc tên và nêu sự phân bố các dãy núi cao, các sơn nguyên và đồng bằng lớn ở châu Á? Từ đó rút ra kết luận về đặc điểm địa hình của châu Á.
****** Mấy bạn giúp mình nha, mình sắp thi òi.********
1. Trình bày đặc điểm về vị trí, địa hình, khoáng sản châu Á. Phân tích ảnh hưởng của vị trí, địa hình tới khí hậu, sông ngòi và cảnh quan châu Á
2. Chỉnh bày đặc điểm chính về dân số, sự gia tăng dân số thành phần chủng tộc phân bố dân cư, đô thị châu Á và giải thích
vị trí: châu á nằm hoàn toàn ở nửa cầu bắc, là bộ phận của lục địa á âu. Trải dài từ vùng xích đạo đến vùng cực bắc. Là châu lục rộng lớn nhất thế giới.
Địa hình: nhiều núi cao, chạy the huớng từ tây-đông, bắc-nam. Nhiều sơn nguyên cao đồ sộ, phân bố chủ yếu ở trung tâm châu á. Nhiều đồng bằng rộng lớn.
Khoảng sản: các khoáng sản quan trọng: dầu mỏ, khí đốt, than đá, sắt, crôm và 1 số kim loại màu
Câu 1:Cho biết diện tích và đặc điểm của biển Đông ,của vùng biển Việt Nam?
Câu 2:Biển nước ta gồm những bộ phận nào?
Câu 3:Đặc điểm khí hậu và hải văn của vùng biển nước ta?
Câu 4:Kể tên một số tài nguyên của vùng biển nước ta?Vì sao phải bảo vệ môi trường biển?
Câu 5:Nêu đặc điểm,vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Á?
Câu 6:Đặc điểm địa hình và khí hậu châu Á?
Câu 7:Giair thích biểu đồ nhiệt độ,lượng mưa của một số địa điểm ở châu Á?
Đây là phần ôn tập giữa kì của mk mong mn giúp đỡ❗
1,Cho biết diện tích và đặc điểm của Biển Đông:
+ Biển đông là một vùng biển lớn, diện tích khoảng 3447000 km2, tương đối kính, nằm trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến bắc. Có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.
- Đặc điểm của biển Đông :
+ Biển Đông là một trong các biển lớn của thế giới (biển rộng với diện tích là 3,447 triệu km
+ Biển Đông trải dài từ Xích đạo đến chí tuyến Bắc, nằm trong vùng nội chí tuyến nên là một vùng biển có đặc tính nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.
+ Biển Đông là vùng biển tương đối kín. Hình dạng khép kín của vùng biển tạo nên tính chất khép kín của dòng hải lưu với hướng chảy chịu ảnh hưởng của gió mùa.
+ Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản. Thành phần sinh vật Biển Đông cũng tiêu biểu cho vùng nhiệt đới, số lượng loài rất phong phú.
2,- Vùng biển Việt Nam bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
- Tài nguyên khoáng sản: + Dầu khí: Trữ lượng lớn và giá trị nhất.
+ Titan: Trữ lượng lớn.
+ Làm muối: Nhiều thuận lợi.
- Tài nguyên hải sản: + Sinh vật biển giàu thành phần loài, năng suất sinh học cao.
+ Có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm..
+ Rạn san hô và nhiều loài sinh vật ven các đảo, quần đảo
3,
b) Đặc điểm khí hậu và hải vân của biển
Khí hậu các đảo gần bờ về cơ bản giống như khí hậu vùng đất liền lân cận. Còn khu vực biển xa, khí hậu có những nét khác biệt lớn với khí hậu đất liền.
- Chế độ gió : Trên Biển Đông, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế trong bảy tháng, từ tháng 10 đến tháng 4. Các tháng còn lại trong năm, ưu thế thuộc vé gió tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam. Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. Tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại tới 50 m/s, tạo nên những sóng nước cao tới 10 m hoặc hơn. Dông trên biển thường phát triển về đêm và sáng.
-Chế độ nhiệt : Ở biển, mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ. Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23°C.
- Chế độ mưa : Lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền, đạt từ 1100 đến 1300 mm/năm. Ví dụ : lượng mưa trên đảo Bạch Long Vĩ là 1127 mm/năm, trên đảo Hoàng Sa là 1227 mm/năm. Sương mù trên biển thường hay xuất hiện vào cuối mùa đông đầu mùa hạ.
Cùng với các dòng biến, trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trôi và nước chìm, vận động lên xuống theo chiều thẳng đứng, kéo theo sự di chuyển của các sinh vật biển.
- Chế độ triều : Thủy triều là nét rất đặc sắc của vùng biển Việt Nam. Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ triều khác nhau. Trong đó, chế độ nhật triều của vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới, ở đây mỗi ngày chỉ có một lần nước lên và một lần nước xuống rất đều đặn.
- Độ muối trung bình của Biển Đông là 30 - 33%.
4,Khoáng sản: dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại, là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng.
- Hải sản: cá, tôm, cua, rong biển... là cơ sử cho ngành khai thác hải sản.
- Mặt nước: cơ sở cho ngành giao thông trên biển.
- Bờ biển: các bãi biển đẹp. vũng, vịnh kín gió là cơ sở để phát triển ngành du lịch, xây dựng hải cảng.
Vì nguồn tài nguyên có nguy cơ bị suy kiệt.
Câu 5:Nêu đặc điểm,vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Á:
* Đặc điểm vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á:
- Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.
+ Điểm cực Bắc châu Á là mũi Seliusky, nằm ở vĩ tuyến 77°44' Bắc.
+ Điểm cực Nam châu Á là mũi Piai, nằm ở vĩ tuyến 1°16' Bắc.
- Phía Bắc tiếp giáp với giáp 2 châu lục – Âu và Phi và 3 đại dương lớn: phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Đông giáp Thái Bình Dương, phía Nam giáp Ấn Độ Dương.
- Đây là châu lục rộng nhất thế giới: chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam là 8500 km; chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất là 9200 km.
Câu 6:Đặc điểm địa hình và khí hậu châu Á:
- Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng bậc nhất thế giới.
Các dãy núi Hi-ma-lay-a, Côn Luân, Thiên Sơn, An-tai…và các sơn nguyên Trung Xi-bia, Tây Tạng, A-ráp, I-ran, Đê-can…; đồng bằng rộng lớn: Tu-ran, Lưỡng Hà, Ấn-Hằng, Tây Xi-bia, Hoa Bắc, Hoa Trung…
- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: đông – tây hoặc gần đông – tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam là cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.
- Các núi và sơn nguyên cao tập trung nhiều ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm.
Nêu đặc điểm địa hình của Châu Á? Có khả năng phát triển những ngành kinh tế nào?
Đặc điểm địa hình
- Châu Á có nhiều hệ thống núi (Hi-ma-lay-a, Côn Luân, An-tai...), sơn nguyên cao, đồ sộ (Tây Tạng, I-ran...) và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới (Lưỡng Hà, Ấn-Hằng, Tây Xi-bia, Hoa Trung...).
- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính:
+ Đông - tây hoặc gần đông - tây
+ Bắc - nam hoặc gần bắc - nam
Làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.
- Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm.
Ngành kinh tế :
Nông nghiệp
- Nền nông nghiệp châu Á đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.
- Sản lượng lúa gạo chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo thế giới.
- Thiểu -> Đủ -> Thừa -> Xuất khẩu (Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ).
2. Công nghiệp
- Đa dạng nhưng chưa đều.
- Ngành CN khai khoáng phát triển ở nhiều nước.
- Phát triển cao: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, Ấn Độ.
- Phát triển thấp: Lào, Mianma...
3. Dịch vụ
Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo là những nước có trình độ phát triển cao.
Hk tốt
a) Đặc điểm địa hình:
- Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.
- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính : đông - tây hoặc gần đông - tây và bắc - nam hoặc gần bắc - nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.
- Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm.
Tình hình phát triển kinh tế, xã hội các nước châu Á:
-Nông nghiệp: chiếm 93% sản lượng lúa gạo,39% sản lượng lúa mì trên thế giới.
-Công nghiệp: có vị trí quyết định đối vs nhiều nước,góp phần cung cấp công cụ,phương tiện giao thông,sản phẩm tiêu dùng. Ko những đáp ứng nhu cầu mà còn tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu.-Dịch vụ: nhiều nước có nền dịch vụ phát triển cao, đóng góp tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP.
-Đời sống của nhân dân châu Á đang được nâng lên rõ rệt.
những khu vực có hoang mạc và bán hoang mạc phát triển mạnh ở châu Á?
Phía Tây phần đất liền ở Đông á và 1 phần ở Trung Á
phân bố trong các vùng Trung Á , Nội Á , Tây Nam Á và các vùng Đông Nam đồng bằng Nga