Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Jean-Baptiste Poquelin (phiên âm: Giăng Báp-ti-xtơ Pô-cơ-lanh), được biết đến với nghệ danh Molière (15 tháng 1 năm 1622  – 17 tháng 2 năm 1673), là một nhà viết kịch, diễn viên và nhà thơ người Pháp, được coi là một trong những nhà văn vĩ đại nhất trong ngôn ngữ Pháp và văn học phổ quát. Các tác phẩm còn lại của ông bao gồm hài kịch, bi kịch, ba lê hài hước v.v... Các vở kịch của ông đã được dịch sang mọi ngôn ngữ và được trình diễn tại Comédie-Française thường xuyên hơn bất kỳ nhà viết kịch nào khác hiện nay. Ảnh hưởng của ông lớn đến mức bản thân ngôn ngữ Pháp thường được gọi là "ngôn ngữ của Molière".

Trả lời bởi Hải Phong
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Ông Giuốc-đanh bực bội vì trang phục khiến ông cảm thấy khó chịu, đôi tất bị chật và đôi giày khiến ông đau chân.

Trả lời bởi dương phúc thái
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Phó May đã lừa ông Giuốc-đanh bằng cách nịnh bợ và dối trá. Ông đã cắt xén nguyên liệu khiến giày của ông Giuốc-đanh bị chật và may áo ngược hoa văn

Trả lời bởi dương phúc thái
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Phát hiện vải may áo của bác phó may là thứ hàng ông ta đưa cho phó may may bộ lễ phục.

  Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Có tác dụng chỉ dẫn hoạt động cho các nhân vật thực hiện.

  Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Ba lần được gọi là “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông” là ông ta thưởng tiền cho người gọi ông như vậy.

Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Đám thợ phụ đã tôn xưng ông Giuốc-đanh bằng những từ: ông lớn, cụ lớn, đức ông

Trả lời bởi Thanh An
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

- Đoạn trích kể về việc ông Giuốc-đanh thử bộ lễ phục mình đặt may riêng.

- Các chỉ dẫn được in nghiêng, có tác dụng hướng dẫn hành động cho diễn viên.

Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

- Một số chi tiết gây cười là:

+ Thợ may may ngược áo lại bảo những người quý phái đều mặc vậy.

+ Thợ may may tất chật, đóng giày cứng lại bảo đó là khách tự tưởng tượng ra.

+ Thợ may may xấu lại thách thợ may giỏi nhất may được.

+ Bộ quần áo xuề xòa, lố bịch lại được khen đẹp, quý phái.

+ Ông Giuốc-đanh ba lần được gọi là “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông” là ba lần ông Giuốc-đanh thưởng tiền cho người gọi ông như vậy.

- Biện pháp phóng đại ở chi tiết ông Giuốc-đanh được gọi là “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông” là ông ta thưởng tiền cho người nào gọi ông như vậy.

Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Tham khảo!

Qua đoạn trích, em thấy ông Giuốc-Đanh là một người ngu dốt, thiếu hiểu biết, lại có tính háo danh và đầy lố bịch, điển hình cho bọn trưởng giả học làm sang thời đó. Tính cách của Giuốc-đanh được thể hiện rõ trong đối thoại với bác phó may về bộ lễ phục. Ngoài ra, khi được bốn thợ phụ mặc đồ cho, được gọi bằng những danh xưng ông lớn, cụ lớn, đức ông thì ông cảm thấy sung sướng ra mặt, thấy mình sang trọng, quý phái nên đã thưởng cho bốn thợ phụ cả ba lần nịnh bợ mình.

Trả lời bởi Thanh An