Bài 6. Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Bastkoo
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Trong thời kì trung đại, Thiên Chúa giáo chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, tuy nhiên đến thời kì Phục hưng, Giáo hội lại đàn áp những tư tưởng tiến bộ. Vì thế, giai cấp tư sản muốn “cải cách” lại tổ chức giáo hội.

- Các nhà cải cách đã phê phán những hành vi sai trái của giáo hội, dẫn đến sự phân chia đạo Ki-tô thành hai giáo phái là Thiên Chúa Giáo và Tân giáo. Phong trảo Cải cách tôn giáo đã tác động thuận lợi đến sự phát triển kinh tế của giai cấp tư sản.

Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo:

Từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc đã trải qua các triều đại lớn:

 (ảnh 1)

Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Những biểu hiện sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường:

- Nhà nước được củng cố và hoàn thiện từ trung ương đến địa phương. 

- Khoa thi được tổ chức để tuyển chọn nhân tài làm quan

- Mở rộng lãnh thổ, đem quân xâm chiếm Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm chiếm Triều Tiên, củng cố chế độ cai trị ở An Nam

- Miễn giảm sưu thuế, lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân,...

- Gốm sứ và tơ lụa của Trung Quốc theo con đường tơ lụa đi đến tận phương Tây. 

- Thế kỉ VII và VIII, Trường An có nhiều người sinh sống, trong đó có cả người Nhật Bản, A-rập, Ba Tư, Hy Lạp.

Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Sự phát triển kinh tế dưới thời Minh-Thanh:

- Nông nghiệp: 

+ Gia tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. 

+ Các vua đầu triều Minh-Thanh thường giảm thuế khóa, chia ruộng đất cho nông dân, chú trọng thủy lợi. 

+ Luân canh cây trồng, nhập nhiều giống mới, xây nhiều đồn điền chuyên trồng ngũ cốc, chè, bông…

- Thủ công nghiệp: 

+ Phát triển. Nhiều mặt hàng nổi tiếng: tơ lụa, đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy,...

+ Xưởng thủ công xuất hiện khắp nơi, chủ yếu ở thành thị, hình thành khu vực chuyên môn hóa sản xuất

- Thương mại: 

+ Buôn bán trong và ngoài nước phát triển mạnh. 

+ Thương nhân Trung Quốc đen hàng hóa, trao đổi buôn bán với thế giới. 

+ Cuối triều Minh, sang triều Thanh, hoạt động buôn bán với bên ngoài bị hạn chế

Hoạt động thương mại ở Trung Quốc thời Thanh bị cấm đoán. Mầm mống Tư bản chủ nghĩa xuất hiện nhưng không phát triển được.

Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Thời Đường là thời kì thịnh vượng của phong kiến Trung Quốc

- Sự phát triển kinh tế dưới thời Đường cao hơn các triều đại trước đó về mọi mặt.

- Bộ máy nhà nước thời Đường được hoàn thiện từ trung ương đến địa phương, xã hội ổn định.

- Mở khoa thi để tuyển chọn người tài cho đất nước.

- Kinh tế phát triển, nhà nước giảm tô thuế, thi hành chế độ quân điền.

- Nhà Đường tìm cách mở rộng bờ cõi bằng những cuộc chiến tranh xâm lược nước láng giềng.

Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Lĩnh vực

Thời Đường

Thời Minh-Thanh

Nông nghiệp

Miễn giảm sưu thuế, chế độ quân điền

- Gia tăng về diện tích, năng suất, sản lượng

- Nhập nhiều giống cây mới, xây dựng nhiều đồn điền chuyên canh

Thủ công nghiệp

Gốm sứ, tơ lụa có mặt tại phương Tây

- Phát triển đa dạng

- Nổi tiếng: tơ lụa, đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy

- Xưởng thủ công xuất hiện, vùng chuyên môn sản xuất

Thương nghiệp

Gắn liền với “Con đường tơ lụa”.

Nhiều thương nhân nước ngoài đến sinh sống tại Trường An

- Buôn bán với nước ngoài phát triển mạnh

- Đến cuối thời Minh, triều Thanh, buôn bán với nước ngoài bị hạn chế

 Điểm khác biệt nổi bật nhất của kinh tế thời Minh-Thanh so với thời Đường là thương mại dưới thời Đường được nhà nước khuyến khích, phát triển hết mức, nhưng đến cuối thời MInh, và nhà Thanh thì thương mại bị hạn chế.
Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Cảnh Đức Trấn nằm ở phía đông bắc tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, trong một vùng núi non, nối với bên ngoài nhờ một nhánh sông Trường Giang. Gốm sứ sản xuất tại đây được vận chuyển theo đường thủy đi khắp nơi trên thế giới.

Gốm được sản xuất ở Cảnh Đức Trấn từ cách đây khoảng 2.000 năm, đến thời Đông Tấn, cách đây hơn 1.600 năm thì bắt đầu sản xuất đồ sứ. Nhờ nguồn cao lanh và sự tài hoa của những người thợ, gốm sứ Cảnh Trấn Đức được đánh giá là có kỹ thuật vượt trội, vào các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Cảnh Đức Trấn trở thành nơi chuyên sản xuất đồ sứ cho triều đình. Đến đời Minh, Cảnh Đức Trấn đã trở thành trung tâm sản xuất đồ sứ của cả nước, được mệnh danh là kinh đô đồ sứ của Trung Quốc.

Kỹ thuật sản xuất gốm ở Cảnh Đức Trấn đã được Trung Quốc xếp hạng là Di sản phi vật thể quốc gia và đã được lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới.