Tuần 8

Sinh hoạt dưới cờ (SGK Cánh Diều - Trang 24)

Hướng dẫn giải

- Một số cách điều chỉnh cảm xúc: 

Em hoàn toàn có thể làm được việc đó chỉ với những hành động đơn giản như: hít thở thật sâu, cố gắng thả lỏng toàn bộ cơ thể, điều chỉnh tư thế hiện tại sao cho bạn cảm thấy thoải mái nhất... Bằng cách thực hiện các hành động cụ thể, em sẽ khiến cơ thể và tinh thần được giải phóng hoàn toàn. Em sẽ nhanh chóng thoát ra khỏi mớ cảm xúc tiêu cực đang bao trùm lấy, hòng nhấn chìm bạn trong nỗi thống khổ tuyệt vọng.

- Qua buổi trò chuyện với chuyên gia em đã học được nhiều cách để điều chỉnh cảm xúc của bản thân tốt hơn.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Hoạt động 3 (SGK Cánh Diều - Trang 24)

Hướng dẫn giải

- TH1: Nếu em là Vân em sẽ giữ bình tĩnh và giải thích cho bạn biết rằng trước khi mượn sạch của Linh thì quyển sách đã bị rách và mong bạn giữ bình tĩnh.

TH2: Nếu em là Tân em sẽ hít thở thật sâu và giải thích cho bạn hiểu rõ rằng mình đã cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ, thắng thua là chuyện hết sức bình thường.

- Bài học em rút ra được sau mỗi tình huống: Cần giữ bình tĩnh, không nên cáu giận, và suy nghĩ một cách thấu đáo trước khi làm một điều gì đó.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Hoạt động 4 (SGK Cánh Diều - Trang 25)

Hướng dẫn giải

- Cẩm nang  điều chỉnh cảm xúc:

Viết nhật ký

Viết nhật ký cho phép em quản lý cảm xúc theo nhiều cách. Nó có thể là một lối thoát cảm xúc cho những cảm giác căng thẳng. Nó cũng cho phép em suy nghĩ về giải pháp cho các vấn đề em gặp phải

Suy nghĩ tích cực

Điều quan trọng là phải hiểu rằng suy nghĩ lạc quan hoặc tích cực không liên quan đến việc phớt lờ vấn đề của em. Đó là việc mang lại cho những thử thách mình đối mặt một góc nhìn tích cực hơn và tìm kiếm niềm vui để giúp vượt qua chúng.

Có góc nhìn đa chiều

Khi em sắp xếp lại một tình huống, em sẽ nhìn nó từ một góc độ khác. Điều này có thể giúp bạn xem xét bức tranh lớn hơn thay vì bị mắc kẹt vào các chi tiết nhỏ, khó hoặc khó chịu như những chi tiết đó đôi khi vẫn vậy.

Nói ra

Nói ra những khó khăn của em không phải lúc nào cũng giải quyết được, nhưng nếu có một phương án giải quyết, mọi người có thể cùng nhau tìm ra nó. Nói về cảm xúc của em với một người thân đáng tin cậy cũng có thể giúp em cảm thấy tốt hơn, đặc biệt là khi không có giải pháp tốt cho vấn đề của em. Bạn bè và gia đình có thể hỗ trợ bằng cách lắng nghe, đồng cảm với cảm xúc của em.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Hoạt động tiếp nối (SGK Cánh Diều - Trang 25)

Hướng dẫn giải

Em có thể sử dụng cẩm nang để điều chỉnh cảm xúc như : xem một bộ phim buồn, em được điểm kém, em bị bạn nói xấu để điều chỉnh cảm xúc một cách tốt hơn.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Sinh hoạt lớp (SGK Cánh Diều - Trang 26)

Hướng dẫn giải

- Để thiết kế góc Nhật kí cảm xúc, em có thể dùng một phần tường trong lớp học hoặc một bảng trống để dán các hình mặt cảm xúc hoặc biểu tượng thể hiện cảm xúc của mình mỗi ngày. Em cũng có thể ghi chú lý do tại sao mình cảm thấy như vậy hoặc viết những khoảnh khắc đặc biệt đã xảy ra trong ngày vào góc Nhật kí cảm xúc đó.
- Một cách khác để thiết kế góc Nhật kí cảm xúc là sử dụng một bảng treo trên tường, chia thành các ô tương ứng với các biểu tượng cảm xúc khác nhau. Mỗi em sẽ chọn một biểu tượng mô tả cảm xúc của mình và ghi vào ô tương ứng. Cuối tuần, cả lớp có thể tổ chức buổi trò chuyện để chia sẻ về những cảm xúc của mình và cách giải quyết khi gặp phải tình huống tương tự.
- Thêm vào đó, em cũng có thể tạo ra một sổ Nhật kí cảm xúc cá nhân, trong đó em có thể viết nhật ký hàng ngày về những cảm xúc của mình, những suy nghĩ và cảm xúc đặc biệt của em trong ngày đó. Sổ Nhật kí cảm xúc có thể được trang trí bằng hình ảnh, màu sắc và nội dung phản ánh đúng màu sắc cá nhân của em.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Hoạt động tiếp nối (SGK Cánh Diều - Trang 26)

Hướng dẫn giải

 Em có thể  ghi lại cảm xúc hàng ngày của mình vào các hình ảnh mặt biểu hiện các trạng thái cảm xúc về lý do em chọn biểu tượng đó.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Tự đánh giá sau chủ đề (SGK Cánh Diều - Trang 26)

Hướng dẫn giải

Tự đánh giá( tham khảo)

- Giới thiệu đặc điểm, việc làm đáng tự hào của bản thân.( Hoàn thành)

- Nhận diện khả năng điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản.( Hoàn thành)

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)