Tuần 5

Sinh hoạt dưới cờ (SGK Cánh Diều - Trang 16)

Hướng dẫn giải

Em thấy hoạt động mang lại một số ý nghĩa rất lớn: 

- Được kể lại câu chuyện của bản thân, nhìn lại những thay đổi của bản thân. Người kể sẽ biết bản thân đang thay đổi theo hướng tích cực hoặc tiêu cực và điều chỉnh cho phù hợp

- Truyền cảm hứng cho những bạn khác thực hiện những hành vi tốt để thay đổi bản thân theo hướng tốt hơn

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Hoạt động 1 (SGK Cánh Diều - Trang 16)

Hướng dẫn giải

Các em chơi như hướng dẫn ở trên.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Cánh Diều - Trang 17)

Hướng dẫn giải

- Thay đổi của bản thân: 

+ Trước kia tớ thường xuyên thức khuya để xem điện thoại. Nhưng giờ tớ đã rèn luyện được thói quen ngủ sớm và dậy sớm. 

+ Trước kia tớ rất thích ăn những đồ ăn dầu mỡ, nhiều chất béo nên bị thừa cân. Giờ tớ đã ăn uống lành mạnh và có một thân hình khoẻ mạnh, cân đối 

- Cảm xúc của em về những thay đổi đó: Em thấy rất vui và tự hào vì chính bản thân mình đã thay đổi để tốt lên từng ngày. 

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Sinh hoạt lớp (SGK Cánh Diều - Trang 17)

Hướng dẫn giải

Nhận xét: Những vở kịch các bạn diễn đã truyền cảm hứng cho em rất nhiều. Từ đó em biết phấn đấu nỗ lực để thực hiện những thói quen tốt. Bên cạnh đó, các bạn cũng chuẩn bị kịch bản rất chỉn chu và hăng say tập luyện nên cách diễn xuất rất tự nhiên, thu hút. 

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Kết nối (SGK Cánh Diều - Trang 17)

Hướng dẫn giải

Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn thấy có lỗi về việc mình đã làm. Đó là bài học đường đời đầu tiên của tôi. Lúc ấy, tôi chỉ mới học lớp hai. Vì trong nhà hay được bố mẹ nuông chiều nên tôi rất bướng bỉnh. Sống cùng gia đình tôi còn có cả bà nội. Bà là người duy nhất hay nhắc những thói hư tật xấu của tôi.

        Bà thường bảo:” Cháu ơi, mỗi sáng thức dậy phải xếp đồ đạc gọn gàng. Mỗi khi học xong phải để đồ đạc vào đúng chỗ”. Tuy vậy nhưng tôi vẫn thường hay cãi lại bà. Nhiều lúc thấy có lỗi nhưng vẫn không nói nên lời được. Sáng hôm sau, như thường lệ, tôi đi học. Vừa chạy ra cổng nhà, tôi bỗng nghe thấy tiếng bà gọi:” Cháu ơi, hôm nay trời sẽ mưa to đấy. Cháu nên mang theo áo mưa”. Giật mình, nhưng em thì chứng nào tật đấy, tôi không nghe lời bà còn cãi lại bà một câu:” Cặp cháu hôm nay nặng lắm, mưa thì mặc kệ mưa.”. Quả thật, chiều hôm ấy trời mưa rất to. Đứng bên hiên, tôi nghĩ:” Bố mẹ đi làm đến tối mới về. Chắc không ai đón mình đâu.”. Bỗng nhiên, nhìn ra xa, tôi thấy bóng dáng quen thuộc của bà. Tôi mừng rỡ, gọi to:” Bà ơi, cháu ở đây, cháu ở đây,…”. Hai bà cháu lội mưa về. Về đến nhà, tôi không sao nhưng bà thì ướt hết vì che cho tôi mỗi lúc gió to. Tối đó, bà bị sốt cao. Đến sáng, bà qua đời. Tôi như người chết đứng. Quỳ mãi bên bà và khóc rất lâu. Lúc đó tôi chỉ ước sao cho bà sống lại. Bố mẹ tưởng vì bà đi nên tôi buồn. Nhưng thật ra, họ đâu biết những gì tôi đã gây ra.

        Qua bài học đó, tôi đã rút ra cho mình một kinh nghiệm thật sâu sắc. Bây giờ, mỗi khi có ai nhắc đến bà. Tôi lại thấy trong lòng mình đau nhói. Tôi mong sao bà sẽ có một cuộc sống thật hạnh phúc ở thế giới bên kia. ”Bà ơi, bà có nghe thấy cháu nói không. Cháu không mong bà sẽ tha thứ cho cháu. Cháu chỉ mong sao bà được hạnh phúc. Cháu sẽ cố gắng học tập để không phụ lòng bà và bố mẹ. Cháu xin hứa.”

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)