Tự đánh giá cuối học kì II

Câu 1 (SGK Cánh Diều)

Hướng dẫn giải

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Đáp án: C

Giải thích: Đọc bài thơ và nhan đề thì đây là bài mà người chồng nói về người vợ của mình.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Cánh Diều)

Hướng dẫn giải

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Đáp án: B

Giải thích: Nhìn vào hình thức bài thơ, ta thấy bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 chữ.

 

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu 3 (SGK Cánh Diều)

Hướng dẫn giải

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Đáp án: D

Giải thích: Ẩn dụ “thân cò”, ý chỉ sự vất vả của người vợ.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Cánh Diều)

Hướng dẫn giải

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Đáp án: C

Giải thích: Thành ngữ “Năm nắng mười mưa”.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu 5 (SGK Cánh Diều)

Hướng dẫn giải

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Đáp án: D

Giải thích: Chú ý về hình thức của các bài.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu 6 (SGK Cánh Diều)

Hướng dẫn giải

Phương pháp giải:

Đọc kĩ và kết hợp với việc phân tích, tìm hiểu bài thơ

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh người vợ tần tảo sớm khuya hết lòng hi sinh vì chồng con được Trần Tế Xương khắc họa vô cùng chân thực bằng cả tấm lòng, tình yêu của mình. Hình ảnh ấy chính là hình ảnh của những người phụ nữ trong xã hội xưa, một mực hết lòng vì chồng con, hi sinh hết thảy kể cả bản thân mình để vun vén cho gia đình. Đồng thời từ hình ảnh người phụ nữ được nhà thơ kể đến chính là tình cảm của người chồng hay của chính tác giả dành cho vợ của mình và lời phê phán đến xã hội lúc bấy giờ.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu 1 (SGK Cánh Diều)

Hướng dẫn giải

Nguyễn Trãi đã dùng văn học phục vụ chiến đấu. Ta có thể kể đến Quân trung từ mệnh tập như từng đợt tiến công mãnh liệt vào kẻ thù, Bình Ngô đại cáo thì cháy bỏng khát vọng chiến đấu cho độc lập dân tộc. Trong Quân trung từ mệnh tập Nguyễn Trãi đã phân tích thời, thế, lực, lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, … đánh cho địch phải thua trên mặt trận tư tưởng. Nguyễn Trãi thực sự đã dùng văn chương làm vũ khí thành công.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (2)

Câu 2 (SGK Cánh Diều)

Hướng dẫn giải

 Các biểu hiện cụ thể giúp em nhận biết được phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: Tác giả đã đưa ra ý kiến đánh giá, bàn luận về vấn đề một cách sâu sắc, thuyết phục người đọc.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Cánh Diều)

Hướng dẫn giải

- Đoạn trích trên được triển khai theo kiểu diễn dịch.

- Em dựa vào cách tác giả trình bày đâu để xác định cấu trúc: tác giả nêu câu chủ đề trước, rồi sau đó mới lấy dẫn chứng chứng minh cho vấn đề.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Cánh Diều)

Hướng dẫn giải

Em thực sự ấn tượng với nội dung và hình thức của đoạn trích trên. Đây là một đoạn văn nghị luận bàn về việc Nguyễn Trãi đã dùng văn học làm vũ khí chiến đấu thành công như thế nào. Đầu tiên, tác giả đưa ra câu chủ đề: Nguyễn Trãi đã dùng văn học phục vụ chiến đấu, viết văn để đánh giặc. Sau đó, tác giả dùng lí lẽ, dẫn chứng kết hợp với các thao tác lập luận để chứng minh cho luận điểm của mình. Ông lấy dẫn chứng điển hình là tác phẩm Quân trung từ mệnh tập và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, rồi phân tích Quân trung từ mệnh tập như từng đợt tiến công mãnh liệt vào kẻ thù, Bình Ngô đại cáo thì cháy bỏng khát vọng chiến đấu cho độc lập dân tộc...

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)