Tôi đi học

Chuẩn bị 1 (SGK Cánh Diều trang 14)

Hướng dẫn giải

Văn bản "Tôi đi học":

- Kể lại sự việc những sự chuẩn bị, cảm giác hồi hợp lo lắng xe lẫn sự bồi hồi hớn hở của tác giả - bé Hồng trong ngày đầu tiên đến trường.

- Sự việc ấy xảy ra trong bối cảnh trên con đường làng đi học quen thuộc.

- Cốt truyện đặt biệt ở chỗ: tình cảm, suy nghĩ chân thực hồn nhiên của một cậu bé lên 7 đồng thời chi tiết "chú chim hót .. bay cao" ở kết truyện thể hiện mong muốn nhìn ngắm rõ hơn thế giới bên ngoài, từ đó gợi nên giây phút đổi mới bắt đầu vào việc học của bé Hồng.

(Trả lời bởi Đỗ Tuệ Lâm)
Thảo luận (2)

Chuẩn bị 2 (SGK Cánh Diều trang 14)

Hướng dẫn giải

- Nhân vật chính trong văn bản chính là người kể chuyện xưng tôi.

- Nhân vật tôi được miêu tả qua các phương diện:

+ Tôi là một chú bé chuẩn bị bước vào lớp 1.

+ Cảm xúc: ngày đầu tiên đi học đã khiến trong tôi nảy nở nhiều cảm xúc khó tả (náo nức, lạ lẫm, sợ hãi,...)

+ Suy nghĩ:  tôi được miêu tả qua dòng hồi tưởng với những suy nghĩ đúng với lứa tuổi (những suy nghĩ lạ lẫm, lo sợ trong ngày đầu tiên đi học).

+ Hành động, lời nói: Cẩn thận nâng niu mấy quyển sách, xin mẹ được cầm bút thước, viết dòng chữ đầu tiên,...

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Chuẩn bị 3 (SGK Cánh Diều trang 14)

Hướng dẫn giải

Tự sự và miêu tả đan xen lẫn nhau

Bố cục chặt chẽ, thống nhất. Mang chất thơ nhẹ nhàng

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Chuẩn bị 4 (SGK Cánh Diều trang 14)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Thanh Tịnh (1911 – 1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế.

- Từ năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ.

- Sáng tác của ông đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, êm dịu, trong trẻo

- Tác phẩm chính: Hận chiến trường (tập thơ, 1937), Quê mẹ (tập truyện ngắn, 1941), Ngậm ngải tìm trầm (tập truyện ngắn, 1943)…

- Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 1 (SGK Cánh Diều trang 15)

Hướng dẫn giải

cuối thu lá rụng, mây bàng bạc, mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ.

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 2 (SGK Cánh Diều trang 15)

Hướng dẫn giải

Hình minh họa về hình ảnh người mẹ dắt con bước qua cổng trường

Liên quan ở chỗ Đây cũng là hình ảnh đầu tiên xuất hiện đầu văn bản.

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 3 (SGK Cánh Diều trang 16)

Hướng dẫn giải

Phần (2) kể về cảm nhận của nhân vật tôi lúc ở sân trường khi nghe tiếng trống tập trung, khi rời tay mẹ và chứng kiến các bạn học sinh khác khóc, khi được ông đốc an ủi.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 4 (SGK Cánh Diều trang 16)

Hướng dẫn giải

Tâm trạng nhân vật “tôi” khi được gọi tên: giật mình, lúng túng, sợ hãi như quả tim ngừng đập.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 5 (SGK Cánh Diều trang 17)

Hướng dẫn giải

Các bạn nhỏ khóc bởi vì đây là lần đầu tiên các bạn phải rời xa bố mẹ và bước vào một môi trường mới. Cảm giác đó khiến các bạn nhỏ chưa thể thích ứng và lo sợ.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 6 (SGK Cánh Diều trang 17)

Hướng dẫn giải

Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” thể hiện trong phần (3): cảm nhận được mùi hương lạ, thấy lạ với bức hình treo trên tường, lạm nhận bàn ghế, chỗ ngồi là của mình; không hề thấy xa lạ với người bạn mới ngồi bên; nhìn theo cánh chim... một kỉ niệm cũ sống lại.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)