Thực hành tiếng Việt

Thực hành tiếng Việt (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 2 trang 16)

Hướng dẫn giải

từ ghép : mẫm bóng, lợi hại

từ láy : hủn hoẳn, phành phạch, giòn giã

(Trả lời bởi Quỳnhh-34- 6.5 Phạm như)
Thảo luận (1)

Thực hành tiếng Việt (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 2 trang 16)

Hướng dẫn giải

 - Mẫm bóng: (đôi càng Dế Mèn) rất mập và nhẵn đến mức phản chiếu ánh sáng như mặt gương → Dế Mèn là chàng dế có thân thể rất cường tráng (với đôi càng mập mạp, chắc khoẻ). 

Hủn hoẳn: (đôi cánh Dế Mèn) quá ngắn (không che nổi thân mình) → Dế Mèn là một chàng dế đang độ phát triển (cánh quá ngắn không che nổi thân mình).

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Thực hành tiếng Việt (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 2 trang 16)

Hướng dẫn giải

- Thành ngữ "chết ngay đuôi, vái cả sáu tay " sử dụng các bộ phận đuôi và 6 tay thay vì các bộ phận cẳng và 2 tay ở thành ngữ "chết thẳng cẳng, vái cả hai tay"

- Thành ngữ "chết ngay đuôi, vái cả sáu tay " phù hợp hơn với loài dễ, vì loài dế khác với con người, đặc tính của chúng là có đuôi và có 6 chân

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Thực hành tiếng Việt (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 2 trang 16)

Hướng dẫn giải

a, Chủ ngữ : Những cái vuốt ở chân, ở khoeo

b, Chủ ngữ : Những gã xốc nổi

c, Chủ ngữ : Hàng ngàn ngọn nến, rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ

(Trả lời bởi Lê Phương Mai)
Thảo luận (1)

Thực hành tiếng Việt (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 2 trang 16)

Hướng dẫn giải

 - Danh từ trung tâm: cái vuốt, gã, ngọn nến, bức tranh.

- Các thành tố phụ:

  + Các thành tố phụ đứng trước trung tâm (chỉ số lượng): những, hàng ngàn, rất nhiều. 

  + Các thành tố phụ đứng sau trung tâm (chỉ vị trí, đặc điểm, tính chất): ở chân, ở khoeo; xốc nổi; sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi; màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng.

- Tác dụng của việc mở rộng chủ ngữ: Các thành tố phụ làm cho ý nghĩa của danh từ trung tâm và nghĩa của câu cụ thể, đầy đủ hơn, phù hợp với ngữ cảnh, với mục đích cần diễn đạt. Chẳng hạn, ở những câu 2a), 2b), nếu lược bỏ các thành tố phụ ở trước trung tâm (những) và ở sau trung tâm (ở chân, ở khoeo; xốc nổi), những câu nhận được sẽ có nghĩa khác hẳn và không biểu thị được nội dung mà tác giả muốn truyền đạt. Ở câu 2c), các định ngữ chỉ số lượng hàng ngàn, rất nhiều được dùng phối hợp với các định ngữ đứng sau trung tâm (sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi; màu sắc rực rỡ ...) có tác dụng diễn tả khung cảnh hết sức kì ảo, rực rỡ hiện ra trong trí tưởng tượng của em bé bán diêm.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Thực hành tiếng Việt (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 2 trang 16)