Thực hành tiếng Việt

Câu 1 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 110)

Hướng dẫn giải

Xuân đến mang theo nhựa sống cho quê hương tôi. Bầu trời trong xanh, không một gợn mây đen cùng với không khí trong lành, mát mẻ đã tác động vào da thịt khiến tôi cảm nhận được thời tiết dịu nhẹ khi xuân sang. Những bông hoa nhỏ sau một thời gian ngủ đông đã vươn mình dậy đón những tia nắng của bình minh, những cành cây khẳng khiu, trơ trọi giờ đã trồi lên những lộc xanh mướt. Mùi hương man mác của ngọn cỏ hòa cùng cơn gió se lạnh bay khắp không gian. Những cánh bướm, chú ong đều đang tung bay, dang rộng đôi cánh bay lượn trên bầu trời. Thiên nhiên đất trời khi xuân đến thật đẹp làm sao!

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 110)

Hướng dẫn giải

a,

- So sánh: đôi mày ai như trăng mới in ngần.

- Đôi mày ai như được trăng in ngần tạo thành hình dáng rất đẹp.

→ Ý nghĩa: tăng thêm sức gợi hình gợi cảm cũng như tình yêu thiên nhiên của tác giả.

 

b,

- So sánh: Trời sáng lung linh như ngọc.

- Điểm tương đồng giữa trời sáng lung linh với ngọc thì đều là những sự vật đẹp, có ánh sáng và màu sắc lung linh.

→ Ý nghĩa: tăng thêm sức gợi hình gợi cảm cho màu sắc lung linh của bầu trời.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 111)

Hướng dẫn giải

a.Biện pháp tu từ là nhân hóa và câu hỏi tu từ

→ Có tác dụng tăng thêm sự sinh động, gợi cảm đồng thời làm cho đoạn văn thêm nổi bật có linh hồn trong sự vật thiên nhiên, làm cho đoạn văn hấp dẫn.

b.Biện pháp tu từ là nhân hóa

→ Có tác dụng làm cho con ong trở nên sinh động như một con người đang làm việc siêng năng  

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 111)

Hướng dẫn giải

a) Biện pháp tu từ: điệp từ

b) Biện pháp tu từ còn được thể hiện ở từ: đừng thương-được lặp lại nhiều lần

c) Nhằm mục đích: Nhấn mạnh, khẳng định tư tưởng mà tác giả muốn truyền đạt qua tác phẩm, tăng sức gợi hình gợi cảm, tăng sự diễn đạt và nhịp điệu cho câu đồng thời làm nổi bật được vấn đề, cho người đọc thấy được tình yêu mà tác giả dành cho mùa xuân, mảnh đất Hà Nội.

(Trả lời bởi νì ¢υộ¢ đờι ℓà инữиɢ иιề...)
Thảo luận (2)

Câu 5 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 111)

Hướng dẫn giải

- Tác dụng của so sánh: tăng sức gợi hình gợi cảm, tăng sự diễn đạt và nhịp điệu cho câu đồng thời thể hiện được sức sống căng tràn của mùa xuân đã tác động và làm cho người người cũng tràn đầy cảm xúc và sự tươi mới.

- Sự khác biệt: Cách so sánh ở bài 2 là so sánh sự vật, hiện tượng này với một sự vật hiện tượng khác, còn cách so sánh ở bài này là sự vật được so sánh với một hoạt động, một sự vận động đang diễn ra.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)