Trình bày khái niệm về phân bón và vai trò của phân bón đối với trồng trọt.
Trình bày khái niệm về phân bón và vai trò của phân bón đối với trồng trọt.
Nếu đặc điểm của một số loại phân bón phổ biến. So sánh ưu, nhược điểm của phân bón hóa học, phân bón hữu cơ và phân bón vi sinh.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải* Đặc điểm một số loại phân bón
- Phân bón hóa học
+ Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao
+ Dễ tan trong nước nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh
+ Bón nhiều, bón liên tục nhiều năm dễ làm đất hóa chua.
+ Gây hại hệ sinh vật đất
+ Làm tồn dư phân bón trong nông sản
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Phân bón hữu cơ
+ Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, từ đa lượng đến vi lượng
+ Hiệu quả chậm
+ Bón liên tục không hại đất, tăng độ phì nhiêu và độ tơi xốp.
- Phân bón vi sinh
+ Là phân bón có chứa vi sinh vật sống
+ Mỗi loại phân bón vi sinh vật chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng.
+ An toàn cho con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.
+ Sử dụng nhiều năm không hại đất và cải tạo đất.
* So sánh ưu, nhược điểm của phân bón hóa học, phân bón hữu cơ và phân bón vi sinh:
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Phân bón hóa học
Phân bón hữu cơ
Phân bón vi sinh
Giống nhau
Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng
Ưu điểm
- Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao
- Dễ tan trong nước nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh
- Bón nhiều, bón liên tục nhiều năm dễ làm đất hóa chua, gây hại hệ sinh vật đất
- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, từ đa lượng đến vi lượng
- Hiệu quả chậm
- Bón liên tục không hại đất, tăng độ phì nhiêu và độ tơi xốp.
- An toàn cho con người.
- Là phân bón có chứa vi sinh vật sống
- Mỗi loại phân bón vi sinh vật chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng.
- Sử dụng nhiều năm không hại đất và cải tạo đất.
- An toàn cho con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.
So sánh biện pháp sử dụng và bảo quản các loại phân bón hóa học, phân bón hữu cơ và phân bón vi sinh.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Phân bón hóa học
Phân bón hữu cơ
Phân bón vi sinh
Cách sử dụng
- Phân đạm, phân kali dùng để bón thúc là chính.
- Phân hỗn hợp NPK có thể dùng bón lót hoặc bón thúc.
- Phân lân dùng bón lót để có thời gian cho phân bón hòa tan. Phân lân thiên nhiên chỉ dùng để bón đất chua mới có hiệu quả.
- Bón phân đạm, phân kali liên tục nhiều năm đất sẽ bị hóa chua, vì vậy cần bón vôi để cải tạo đất
- Chủ yếu dùng để bón lót và bón sớm (xa ngày gieo trồng).
- Khi sử dụng phải bón một lượng lớn mới đủ dinh dưỡng cho cây.
- Cần được ủ hoai mục.
- Cần bón phối hợp phân bón hữu cơ với phân bón vô cơ và chú ý đến công thức luân canh.
- Có thể trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng.
- Bón vào đất để tăng số lượng vi sinh vật có ích trong đất.
- Đối với cây ngắn ngày thường dùng để bón lót, với cây dài ngày thường bón sau mỗi vụ thu hoạch.
- Cần đảm bảo độ ẩm của đất để các vi sinh vật hoạt động tốt nhất.
Cách bảo quản
- Chống ẩm
- Chống để lẫn lộn
- Chống acid
- Chống nóng
- Ủ nóng (hay ủ xốp)
- Ủ nguội (hay ủ chặt)
- Ủ hỗn hợp
Bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, để xa khu vực ẩm ướt và nơi có nước đọng.
Nêu nguyên lí chung sản xuất phân bón vi sinh. Trình bày các bước sản xuất phân bón vi sinh cố định đạm, phân bón vi sinh chuyển hóa lân và phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải* Nguyên lí sản xuất phân bón vi sinh:
Nhân giống vi sinh vật đặc hiệu, sau đó trộn với chất nền để tạo ra phân bón vi sinh.
* Các bước sản xuất phân bón vi sinh cố định đạm, phân bón vi sinh chuyển hóa lân và phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ
- Các bước sản xuất phân bón vi sinh cố định đạm:
Bước 1: Chuẩn bị và kiểm tra nguyên liệu.
Bước 2: Phối trộn, ủ sinh khối khoảng một tuần. Bổ sung nguyên tố đa lượng, chất giữ ẩm và phụ gia khác.
Bước 3: Kiểm tra chất lượng, đóng bao, bảo quản và đưa ra sử dụng.
- Các bước sản xuất phân bón vi sinh chuyển hóa lân:
Bước 1: Nhân giống vi sinh trên máy.
Bước 2: Chuẩn bị và kiểm tra chất mang.
Bước 3: Phối trộn với chất mang.
Bước 4: Kiểm tra chất lượng, đóng bao, bảo quản và đưa ra sử dụng.
- Các bước sản xuất phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ
Bước 1: Chuẩn bị và tập kết nguyên liệu hữu cơ
Bước 2: Ủ nguyên liệu đã sơ chế với vi sinh vật phân giải chất hữu cơ
Bước 3: Kiểm tra chất lượng, đóng bao, bảo quản và đưa ra sử dụng.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Quan sát và nêu những điểm chưa hợp lí trong bảo quản, sử dụng phân bón ở gia đình, địa phương em; đề xuất giải pháp để khắc phục những điểm chưa hợp lí đó.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiHS tự liên hệ thực tiễn với gia đình, địa phương mình và nêu giải pháp khắc phục những điểm chưa hợp lí trong bảo quản, sử dụng phân bón.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)