Luyện tập chung trang 19

Bài 1.10 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 20)

Hướng dẫn giải

a) Thay \(x = 2;y = 0\) vào phương trình (1) ta có \( - 2.2 + 5.0 = 7\) (vô lí) nên \(\left( {2;0} \right)\) không là nghiệm của phương trình (1).

Thay \(x = 1;y = - 1\) vào phương trình (1) ta có \( - 2.1 + 5.\left( { - 1} \right) = 7\) (vô lí) nên \(\left( {1; - 1} \right)\) không là nghiệm của phương trình (1).

Thay \(x = - 1;y = 1\) vào phương trình (1) ta có \( - 2.\left( { - 1} \right) + 5.1 = 7\) (luôn đúng) nên \(\left( { - 1;1} \right)\) là nghiệm của phương trình (1).

Thay \(x = - 1;y = 6\) vào phương trình (1) ta có \( - 2.\left( { - 1} \right) + 5.6 = 7\) (vô lí) nên \(\left( { - 1;6} \right)\) không là nghiệm của phương trình (1).

Thay \(x = 4;y = 3\) vào phương trình (1) ta có \( - 2.4 + 5.3 = 7\) (luôn đúng) nên \(\left( {4;3} \right)\) là nghiệm của phương trình (1).

Thay \(x = - 2;y = - 5\) vào phương trình (1) ta có \( - 2.\left( { - 2} \right) + 5.\left( { - 5} \right) = 7\) (vô lí) nên \(\left( { - 2; - 5} \right)\) không là nghiệm của phương trình (1).

Vậy \(\left( { - 1;1} \right),\left( {4;3} \right)\) là nghiệm của phương trình (1).

b) Thay \(x = 2;y = 0\) vào phương trình (2) ta có \(4.2 - 3.0 = 7\) (vô lí) nên \(\left( {2;0} \right)\) không là nghiệm của phương trình (2).

Thay \(x = 1;y = - 1\) vào phương trình (2) ta có \(4.1 - 3.\left( { - 1} \right) = 7\) (luôn đúng) nên \(\left( {1; - 1} \right)\) là nghiệm của phương trình (2).

Thay \(x = - 1;y = 1\) vào phương trình (2) ta có \(4.\left( { - 1} \right) - 3.1 = 7\) (vô lí) nên \(\left( { - 1;1} \right)\) không là nghiệm của phương trình (2).

Thay \(x = - 1;y = 6\) vào phương trình (2) ta có \(4.\left( { - 1} \right) - 3.6 = 7\) (vô lí) nên \(\left( { - 1;6} \right)\) không là nghiệm của phương trình (2).

Thay \(x = 4;y = 3\) vào phương trình (2) ta có \(4.4 - 3.3 = 7\) (luôn đúng) nên \(\left( {4;3} \right)\) là nghiệm của phương trình (2).

Thay \(x = - 2;y = - 5\) vào phương trình (2) ta có \(4.\left( { - 2} \right) - 3.\left( { - 5} \right) = 7\) (luôn đúng) nên \(\left( { - 2; - 5} \right)\) là nghiệm của phương trình (2).

Vậy \(\left( {1; - 1} \right),\left( {4;3} \right);\left( { - 2; - 5} \right)\) là nghiệm của phương trình (2).

c) Ta có \(\left( {4;3} \right)\) là nghiệm của phương trình (1) và phương trình (2). 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 1.11 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 20)

Hướng dẫn giải

a) \(\left\{ \begin{array}{l}2x - y = 1\\x - 2y = - 1;\end{array} \right.\)

Từ phương trình đầu ta có \(y = 2x - 1\) thay vào phương trình thứ hai ta được \(x - 2\left( {2x - 1} \right) = - 1\) suy ra \( - 3x + 2 = - 1\) nên \(x = 1.\) Với \(x = 1\) ta có \(y = 2.1 - 1 = 1.\)

Vậy nghiệm của hệ phương trình là \(\left( {1;1} \right).\)

b) \(\left\{ \begin{array}{l}0,5x - 0,5y = 0,5\\1,2x - 1,2y = 1,2;\end{array} \right.\)

Từ phương trình đầu ta có \(0,5x = 0,5 + 0,5y\) suy ra \(x = 1 + y\) thay vào phương trình thứ hai ta được \(1,2\left( {1 + y} \right) - 1,2y = 1,2\) suy ra \(1,2 + 0y = 1,2\) nên \(0y = 0\) (luôn đúng) với \(y \in \mathbb{R}\) tùy ý. Vậy hệ phương trình có nghiệm là \(\left( {1 + y;y} \right)\) với \(y \in \mathbb{R}\) tùy ý.

c) \(\left\{ \begin{array}{l}x + 3y = - 2\\5x - 4y = 28.\end{array} \right.\)

Từ phương trình đầu ta có \(x = - 2 - 3y\) thay vào phương trình thứ hai ta được \(5\left( { - 2 - 3y} \right) - 4y = 28\) suy ra \( - 10 - 19y = 28\) nên \(y = - 2.\) Với \(y = - 2\) ta có \(x = - 2 - 3.\left( { - 2} \right) = 4.\)

Vậy nghiệm của hệ phương trình là \(\left( {4;2} \right).\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 1.12 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 20)

Hướng dẫn giải

a) \(\left\{ \begin{array}{l}5x + 7y = - 1\\3x + 2y = - 5;\end{array} \right.\)

Nhân cả hai vế của phương trình đầu với 2 ta được \(10x + 14y = - 2,\) nhân cả hai vế của phương trình (2) với 7 ta được \(21x + 14y = - 35.\)

Vậy hệ phương trình đã cho trở thành \(\left\{ \begin{array}{l}10x + 14y = - 2\\21x + 14y = - 35\end{array} \right.\)

Trừ từng vế của hai phương trình ta được \(\left( {10x + 14y} \right) - \left( {21x + 14y} \right) = - 2 - \left( { - 35} \right)\) suy ra \( - 11x = 33\) nên \(x = - 3.\)

Thay \(x = - 3\) vào phương trình thứ hai ta có \(3.\left( { - 3} \right) + 2y = - 5\) nên \(y = 2.\)

Vậy hệ phương trình có nghiệm \(\left( { - 3;2} \right).\)

b) \(\left\{ \begin{array}{l}2x - 3y = 11\\ - 0,8x + 1,2y = 1;\end{array} \right.\)

Nhân cả hai vế của phương trình đầu với 4 ta được \(8x - 12y = 44\) nhân cả hai vế của phương trình (2) với 10 ta được \( - 8x + 12y = 10\)

Vậy hệ phương trình đã cho trở thành \(\left\{ \begin{array}{l}8x - 12y = 44\\ - 8x + 12y = 10\end{array} \right.\)

Cộng từng vế của hai phương trình ta được \(\left( {8x - 12y} \right) - \left( { - 8x + 12y} \right) = 44 + 10\) suy ra \(0x + 0y = 54\) (vô lí).

Phương trình đã cho không có giá trị nào của x và y thỏa mãn nên hệ phương trình đã cho vô nghiệm.

c) \(\left\{ \begin{array}{l}4x - 3y = 6\\0,4x + 0,2y = 0,8.\end{array} \right.\)

Nhân cả hai vế của phương trình thứ hai với 10 ta được \(4x + 2y = 8,\) hệ phương trình đã cho trở thành \(\left\{ \begin{array}{l}4x - 3y = 6\\4x + 2y = 8\end{array} \right.\)

Trừ từng vế của hai phương trình ta được \(\left( {4x - 3y} \right) - \left( {4x + 2y} \right) = 6 - 8\) suy ra \( - 5y = - 2\) nên \(y = \frac{2}{5}.\)

Thay \(y = \frac{2}{5}\) vào phương trình đầu ta có \(4x - 3.\frac{2}{5} = 6\) nên \(x = \frac{9}{5}.\)

Vậy hệ phương trình có nghiệm \(\left( {\frac{9}{5};\frac{2}{5}} \right).\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 1.13 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 20)

Hướng dẫn giải

Số nguyên tử Al và O ở cả hai vế của phản ứng phải bằng nhau nên ta có hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}4 = 2y\\2x = 3y\end{array} \right.\) hay \(\left\{ \begin{array}{l}y = 2\\2x = 3y\end{array} \right.\)

Với \(y = 2\) thay vào phương trình thứ 2 ta có \(2x = 3.2\) nên \(x = 3.\) Vậy \(x = 3;y = 2.\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 1.14 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 20)

Hướng dẫn giải

Thay \(x = 1;y = - 2\) vào hệ \(\left\{ \begin{array}{l}ax + by = 1\\ax + \left( {b - 2} \right)y = 3\end{array} \right.\) ta được

\(\left\{ \begin{array}{l}a - 2b = 1\\a - 2\left( {b - 2} \right) = 3\end{array} \right.\) hay \(\left\{ \begin{array}{l}a - 2b = 1\\a - 2b = - 1\end{array} \right.\left( 1 \right)\)

Trừ hai vế của hai phương trình ta có \(\left( {a - 2b} \right) - \left( {a - 2b} \right) = 1 - \left( { - 1} \right)\) suy ra \(0a + 0b = 2\) (vô lí).

Phương trình này không có giá trị nào của a và của b thỏa mãn nên hệ phương trình (1) vô nghiệm.

Vậy không có giá trị nào của a và b để hệ phương trình có nghiệm là \(\left( {1; - 2} \right).\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)