Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Câu hỏi 5 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 136)

Hướng dẫn giải

Em đồng ý với ý kiến trên vì trong cuộc sống, cái cúi đầu trước cường quyền, trước đồng tiền là những cái cúi đầu khiến chúng ta trở nên thấp hèn, đê tiện. Thế nhưng, cũng có những cái cúi đầu làm cho con người ta bỗng trở nên cao cả. Đó là những cái cúi đầu trước các đẹp, cái tốt (như cái cúi đầu của viên quản ngục trong Chữ người tử tù). Cái cúi lạy đó không mang hàm ý nịnh nọt mà xuất phát từ cái tâm, từ lòng mến mộ tài năng, con người Huấn Cao. Đó là sự tôn trọng dành cho cái đẹp và cái cúi đầu đó trở nên ý nghĩa hơn, cao cả hơn.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 136)

Hướng dẫn giải

“Chữ người tử tù” là một câu chuyện đầy cảm xúc về tràn ngập tính nhân văn của những con người trong ngục tù tăm tối và đã cho ta thấy được giá trị tươi sáng của cái đẹp đích thực. Đối với Huấn Cao, ông còn được miêu tả là một người tài năng hơn người, sở hữu một tấm lòng trong sáng và cao thượng. Dù phải đối diện với cái chết nhưng ông vẫn giữ được bản lĩnh và phong thái hiên ngang. Điều đặc biệt hơn nữa là con người ấy còn có một thiên lương trong sáng. Khi hiểu được tấm lòng của quan coi ngục, ông đã mỉm cười cho quản ngục chữ. Điều đó cho thấy ông là người trân trọng người tài, trân trọng cái đẹp. Qua câu chuyện, ta thấy được bài học về nghệ thuật và phẩm chất con người. Nhân cách đẹp là sự kết hợp hài hòa giữa tài năng và tình cảm. Và cái đẹp luôn phải gắn kết với cái thiện, không thể tách rời. Cái đẹp sẽ luôn tồn tại trong những môi trường chung, nơi có cả những điều xấu xa và tàn ác. Tuy nhiên, không phải vì thế mà nó sẽ suy tàn, mà ngược lại, nó sẽ trở nên sáng ngời và mạnh mẽ hơn. Chỉ có cái đẹp mới có thể chinh phục được trái tim con người, giúp con người trở nên tốt đẹp hơn trong cuộc sống.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)