- Đọc trước văn bản Lại đọc "Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân", tìm hiểu thêm thông tin về nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh.
- Liên hệ với những hiểu biết về truyện Chữ người tử tù đã học ở Bài 3 để hiểu văn bản nghị luận này.
- Đọc trước văn bản Lại đọc "Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân", tìm hiểu thêm thông tin về nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh.
- Liên hệ với những hiểu biết về truyện Chữ người tử tù đã học ở Bài 3 để hiểu văn bản nghị luận này.
Người viết đã nêu vấn đề gì và nhận định như thế nào về vấn đề đó?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Người viết đã nếu vấn đề phong cách của các nhà văn.
- Nhận định: Những nhà văn có phong cách đều tạo ra cho mình một thế giới nhân vật riêng.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Vì sao tác giả lại cho rằng Chữ người tử tù là "sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối"?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTác giả cho rằng Chữ người tử tù là "sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối" vì tác phẩn đã làm nổi bật sự đối lập giữa cái tài, cái đẹp, thiên lương trong sáng với cái nhem nhuốc, dơ bẩn nơi ngục tù.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Tác giả đã nhắc đến những biểu hiện nào của các nhân vật để chứng tỏ họ là những người "vô úy"?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiHuấn Cao: con người "chọc trời khuấy nước", đến "chết chém ông còn chẳng sợ".
Viên quản ngục: Gan góc, ngang tàng.
=> Cả hai người đều những con người dám thách thức với những đòn trừng phạt ghê gớm có thể giáng xuống đầu.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Người viết đã phân tích, làm rõ thêm khía cạnh gì ở các nhân vật trong Chữ người tử tù?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNhững khía cạnh được phân tích rõ hơn ở các nhân vật trong Chữ người tử tù: Cần đề cao thái độ không biết sợ của Huấn Cao, người quản ngục và viên thơ lại và phải biết ca ngợi cái biết sợ của những nhân vật này.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Phần 3 khẳng định vẻ đẹp nào của nhân vật quản ngục? Từ đó, hãy suy đoán về thông điệp mà tác giả muốn thể hiện.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Phần 3 khẳng định vẻ đẹp trong nhân cách của viên quản ngục. Cái cúi đầu trước cái tài, cái đẹp, cái thiên lương khiến con người ông trở nên cao cả hơn, lớn lao hơn, sang trọng hơn.
- Thông điệp: Con người cần biết trân trọng, nể phục, cúi đầu trước cái tài, cái đẹp, cái thiên lương.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Văn bản trên cho thấy người viết muốn làm sáng tỏ điểm đặc sắc nào về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Chữ người tử từ?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiVăn bản trên cho thấy người viết muốn làm sáng tỏ điểm đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Chữ người tử từ:
- Nội dung:
+ Nhấn mạnh thông điệp về sự chiến thắng của cái đẹp cái thiện trước cái ác.
+ Cho thấy quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân về cái đẹp của con người và nghệ thuật.
- Nghệ thuật:
+ Xây dựng cốt truyện, tình huống truyện và nhân vật đặc sắc.
+ Sử dụng hình ảnh đối lập để làm sáng tỏ chủ đề truyện
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Trong phần 2, người viết đã lập luận như thế nào để làm nổi bật vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện Chữ người tử tù, nhất là việc “biết sợ” “cái tài, cái đẹp và cái thiên lương tính tốt của con người (thiên lương)”?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiLập luận của người viết:
* Luận điểm 1: Ánh sáng chói lóa của con người tài đức vẹn toàn trong ngục tù tăm tối, toàn kẻ tiểu nhân.
- Lí lẽ:
+ “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi trên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ”.
→ Sự chiến thắng của ánh sáng tri thức, của cái đẹp, cái tài, luôn tỏa sáng dù bất kì nơi đâu.
* Luận điểm 2: Tinh thần cứng rán, gan góc của những người mang nhân cách cao thượng
- Lí lẽ:
+ Tinh thần ấy rất phù hợp với một dân tộc luôn phải đương đầu với những bọn xâm lược hung hăng nhất.
+ Huấn Cao và người quản ngục đều mang trong mình tinh thần như thế. Một người dù bị phán tử nhưng vẫn không hề sợ hãi. Một người dù là người đứng đầu một trại giam nhưng lại là người yêu thích cái đẹp và không ngần ngại cúi mình đi xin chữ một người tử tù.
* Luận điểm 3: Thái độ của Huân Cao với người quản ngục.
- Lí lẽ:
+ Huấn Cao lúc đầu coi thường viên cai ngục nhưng sau đó đã nhận ra tấm lòng và con người thật của ông.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Em hãy chỉ ra ý kiến, giọng điệu của người viết trong đoạn văn sau:
“Nhưng thử nghĩ mà xem, con người không biết sợ cái gì trên đời này cả, liệu có phải là con người không? Cái gì cũng “vô uý”, cũng tỏ thái độ sắt thép, nghĩa là không biết mềm lòng trước bất cứ một cái gì, đấy là loài quỷ sứ chứ đâu phải là người! Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân dạy cho người ta hiểu rằng, muốn nên người, phải biết kính sợ ba điều này: cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lương). Vậy, kẻ nào không biết sợ cái gì hết, đó là loài quỷ sứ.”
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNgười viết đã chỉ ra ý kiến, khẳng định quan điểm của mình: "muốn nên người, phải biết kính sợ ba điều này: cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lương). Vậy, kẻ nào không biết sợ cái gì hết, đó là loài quỷ sứ”.
=> Đây là một giọng điệu dứt khoát với giọng văn trầm lắng, nhẹ nhàng nhưng cũng mãnh liệt.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Ngôn ngữ nghị luận ở phần 3 có đặc điểm gì đáng chú ý?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTrong phần 3 này, tác giả đã sử dụng ngôn ngữ nhẹ nhàng, nhưng đồng thời cũng rõ ràng, dứt khoát, khẳng định được ý kiến của người viết.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)