Tôi có một giấc mơ

Chuẩn bị (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 125)

Hướng dẫn giải

- Tác giả đã “mơ” về quyền bình đẳng dành cho người da đen, về tình bằng hữu giữa người da đen và da trắng, về tự do và công bằng trên nước Mỹ vì thời điểm đó, nạn phân biệt chủng tộc đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung.
- Ấn tượng đầu tiên sau khi đọc văn bản:
+ Vấn đề phân biệt chủng tộc và đòi quyền bình đẳng của con người luôn là vấn đề thời sự.
+ Tác giả đã đưa ra luận điểm và lí lẽ, dẫn chứng vô cùng logic, thuyết phục.
+ Giọng văn hùng hồn, kiên quyết đầy mạnh mẽ, thuyết phục.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 1 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 126)

Hướng dẫn giải

- Năm 1861, Abraham Lincoln - tổng thống thứ 16 của Hoa Kì đã công bố Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ và vận động thông qua Tu chính án thứ Mười ba nhằm bãi bỏ chế độ nô lệ.
- Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ gồm 2 văn lệnh hành pháp đã thuyết phục Liên bang xóa bỏ chế độ nô lệ.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 2 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 126)

Hướng dẫn giải

Kinh muốn thuyết phục những người tham gia tuần hành:
+ Không được phép gây ra những hành động sai trái.
+ Không được phép cố gắng làm dịu cơn khát tự do của mình bằng cách uống nước từ chiếc cốc của sự đắng cay và lòng thù hận.
+ Không cho phép sự kháng nghị sáng tạo của họ thoái hóa thành hành động bạo lực thô bạo.
+ Không để tinh thần chiến đấu dẫn họ đến hành động ngờ vực tất cả những người da trắng.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 3 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 127)

Hướng dẫn giải

Từ, cụm từ, cấu trúc câu được lặp lại: Chúng ta không bao giờ thỏa mãn.
=> Tác dụng: Tạo ra điệp khúc, khẳng định nững điều chúng ta không được thỏa mãn để tiếp tục đấu tranh chống lại bất công, vươn tới sự bình đẳng, tự do.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 4 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 127)

Hướng dẫn giải

Sau mỗi điệp khúc "Tôi có một giấc mơ" là một ước mong về một một cuộc sống mà ở đó mọi người đều bình đẳng, không có nạn phân biệt chủng tộc.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 5 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 128)

Hướng dẫn giải

Cách diễn đạt giàu hình ảnh trong phần 3:
- Hình ảnh ẩn dụ “hòn đá hi vọng”, “ngọn núi tuyệt vọng”
- Điệp ngữ “Với niềm tin này”
=> Tạo âm hưởng hào hùng, mạnh mẽ, thuyết phục mọi người cùng đứng lên đấu tranh vì sự bình đẳng, tự do của chính mình.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 128)

Hướng dẫn giải

- Luận đề của bài viết Tôi có một giấc mơ là lời kêu gọi đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen.
- Luận đề ấy đã được triển khai qua 3 phần:
+ Phần 1: Thực trạng cuộc sống người da đen (bị đối xử bất công,…).
+ Phần 2: Cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng của những người da đen.
+ Phần 3: Giấc mơ của người da đen ở Mỹ.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 128)

Hướng dẫn giải

Ở phần (1), Kinh đã thuyết phục mọi người về sự tham gia của mình trong hoạt động tuần hành bằng cách đưa ra vấn đề Lin-cơn đã kí bản Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ vào một trăm năm trước đó nhưng người da đen vẫn chưa được tự do.
=> Người da đen đang bị đối xử bất công, vô lí ngay trên chính quê hương mình.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 128)

Hướng dẫn giải

- Trong phần (2), để làm rõ luận điểm “chúng ta không thoả mãn.” trong cuộc “đấu tranh vì quyền con người”, tác giả đã đưa ra rất nhiều lí lẽ:
+ Người da đen vẫn là nạn nhân của sự sợ hãi trong im lặng trước hành vi tàn bạo của cảnh sát.
+ Người da đen chỉ có thể chuyển từ ngôi nhà ổ chuột nhỏ hơn sang ngôi nhà ổ chuột lớn hơn.
+ Vẫn còn người da đen ở Mi-xi-xi-pi (Mississippi) không được đi bầu cử,...
- Tác giả không đưa ra dẫn chứng cụ thể vì lí lẽ mà tác giả nêu ra rất cụ thể; lí lẽ đã thấy bóng dáng của những dẫn chứng thực tế, vả lại những điều đó cũng phổ biến, ai cũng thấy nên có lẽ không cần nêu cụ thể một cá nhân nào, địa điểm, sự kiện nào.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 128)

Hướng dẫn giải

- Biện pháp điệp ngữ, điệp cấu trúc câu. Ví dụ: Một trăm năm sau; Chúng ta không bao giờ thỏa mãn khi..., Tôi có một giấc mơ,...
- Tác dụng:
+ Tạo ra điệp khúc, khẳng định mục đích nhấn mạnh, thái độ quyết liệt, tình cảm mạnh mẽ của tác giả về những vấn đề muốn thể hiện (thực tế bất công của nạn phân biệt chủng tộc; khát vọng hòa bình, công lí).
+ Tạo âm hưởng mạnh mẽ, hào hùng, tăng tính thuyết phục trong diễn thuyết cho người nói trước đông đảo người nghe.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)