Đọc hiểu văn bản: Ông đồ (Vũ Đình Liên)

Yêu cầu 1 (Phần Chuẩn bị) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 46)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

 Ngoài bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ (đã học ở lớp 6), em còn biết thêm bài thơ năm chữ là: Mưa đêm, Thăm lại trường xưa, Thao thức, Trở gió…

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (2)

Yêu cầu 2 (Phần Chuẩn bị) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 46)

Hướng dẫn giải

Tiểu sử:

+ Vũ Đình Liên (1913-1996)

+ Quê quán: quê gốc ở Hải Dương nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội

+ Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới

Sự nghiệp:

+ Ngoài sáng tác thơ, ông còn nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học

+ Tác phẩm tiêu biểu: Lũy tre xanh, Mùa xuân cộng sản, Hạnh phúc…

+ Phong cách sáng tác: mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ hoài vọng

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Yêu cầu 3 (Phần Chuẩn bị) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 46)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Chữ Nho có gốc là chữ Hán nhưng lại được phát âm bằng tiếng Việt. Nhờ mượn chữ Hán về dùng mà chúng ta bổ sung thêm rất nhiều kho từ cho tiếng Việt

- Nghệ thuật viết chữ Nho (thư pháp): là nghệ thuật tạo hình chữ viết, thông qua thư pháp thể hiện những suy nghĩ nội tâm của người viết và giúp người viết rèn luyện sự kiên trì, tỉ mỉ, chiêm nghiệm những triết lý của cuộc sống.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (2)

Câu hỏi giữa bài 1 (Phần Đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 47)

Hướng dẫn giải

- Bài thơ gieo vần chân, trong mỗi khổ, tiếng cuối cùng của câu 1 vần với tiếng cuối cùng của câu 3. Tương tự, tiếng cuối cùng của câu 2 vần với tiếng cuối cùng của câu 4.

- Ngắt nhịp: 2/3, 3/2

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi giữa bài 2 (Phần Đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 47)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Cảnh và người ở phần đầu bài thơ hiện lên rực rỡ đậm chất mùa xuân Tết đến: hoa đào nở rộ, phố sá đông người qua, ông đồ xuất hiện cùng mực tàu giấy đỏ đem lại niềm vui cho mọi người khi viết câu đối tết.

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Câu hỏi giữa bài 3 (Phần Đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 47)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Tài năng viết chữ của ông đồ thể hiện:

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc khen ngợi tài

“Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay”.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (2)

Câu hỏi giữa bài 4 (Phần Đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 47)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Từ “nhưng” thể hiện thời thế của ông đồ đã thay đổi. “Nhưng” như một cánh cửa của hai thời kì thịnh và suy, hoàng kim và thất thế.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (2)

Câu hỏi giữa bài 5 (Phần Đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 47)

Hướng dẫn giải

Hình ảnh ở khổ thơ đầu là không khí rộn ràng vui tươi

Trái ngược với không khí rộn ràng vui tươi ở khổ thơ đầu, ở khổ thơ cuối mang một nỗi buồn man mác, trống vắng:

Sự đối lập của khung cảnh với 2 khổ đầu ⇒ nỗi niềm day dứt, vẫn ông đồ xưa, vẫn tài năng ấy xuất hiện nhưng không cần ai thuê viết, ngợi khen.

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 1 (Phần Đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 48)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Bài thơ viết về Ông đồ - người viết câu đối xưa và sự lãng quên của xã hội đối với ông đồ.

- Bài thơ là tiếng nói của nỗi lòng tác giả trước sự lụi tàn của một thế hệ, một tư tưởng và một nét đẹp của cảnh cũ, người cũ.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (2)

Câu hỏi cuối bài 2 (Phần Đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 48)

Hướng dẫn giải
Tham khảo: 

Nội dung bài thơ được trình bày theo trình tự thời gian, từ ngày xưa đến ngày nay.

⇒ Qua đó thể hiện sự thay đổi và vắng bóng nghệ thuật thư pháp, vắng hình ảnh ông đồ.

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)