Bài mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn Vật lí

Luyện tập 4 (SGK trang 12 (Sách Cánh Diều))

Hướng dẫn giải

Giá trị trung bình chiều dày cuốn sách:

\(\overline{d}=\dfrac{2,3+2,4+2,5+2,4}{4}=2,4\left(cm\right)\) 

Sai số tuyệt đối trung bình của phép đo này là:

\(\overline{\Delta d}=\dfrac{\Delta d_1+\Delta d_2+\Delta d_3+\Delta d_4}{4}=\dfrac{\left|d-d_1\right|+\left|d-d_2\right|+\left|d-d_3\right|+\left|d-d_4\right|}{4}\\ =\dfrac{0,1+0+0,1+0}{4}=0,05\left(cm\right)\)

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK trang 12 (Sách Cánh Diều))

Hướng dẫn giải

Số 215 có 3 chữ số có nghĩa đó là chữ số 2, 1, 5.

Số 0,56 có 2 chữ số có nghĩa đó là chữ số 5, 6.

Số 0,002 có 1 chữ số có nghĩa đó là chữ số 2.

Số 3,8.104 có 2 chữ số có nghĩa đó là chữ số 3, 8.

Những số có nghĩa là những số khác số 0 và biểu thị một giá trị cụ thể nào đó (dù là rất nhỏ)

 

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Luyện tập 5 (SGK trang 13 (Sách Cánh Diều))

Hướng dẫn giải

a)\(127+1,60+3,1=1,3.10^2\)

b)\(\left(224,612\times0,31\right):25,116=2,8\)

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK trang 13 (Sách Cánh Diều))

Hướng dẫn giải

a) Giá trị trung bình của thời gian rơi là: 

\(\begin{array}{l}
\bar t = \frac{{{t_1} + {t_2} + {t_3} + {t_4} + {t_5}}}{5}\\
\Rightarrow \overline t = \frac{{0,2027 + 0,2024 + 0,2023 + 0,2023 + 0,2022}}{5} \approx 0,2024(s)
\end{array}\)

b)

- Sai số tuyệt đối ứng với 5 lần đo là:

+ Lần đo 1: \(\Delta {t_1} = \left| {\overline t  - {t_1}} \right| = \left| {0,2024 - 0,2027} \right| = {3.10^{ - 4}}(s)\)

+ Lần đo 2: \(\Delta {t_2} = \left| {\overline t  - {t_2}} \right| = \left| {0,2024 - 0,2024} \right| = 0(s)\)

+ Lần đo 3: \(\Delta {t_3} = \left| {\overline t  - {t_3}} \right| = \left| {0,2024 - 0,2023} \right| = {10^{ - 4}}(s)\)

+ Lần đo 4: \(\Delta {t_4} = \left| {\overline t  - {t_4}} \right| = \left| {0,2024 - 0,2023} \right| = {10^{ - 4}}(s)\)

+ Lần đo 5: \(\Delta {t_5} = \left| {\overline t  - {t_5}} \right| = \left| {0,2024 - 0,2022} \right| = {2.10^{ - 4}}(s)\)

- Sai số tuyệt đối trung bình của phép đo thời gian là:

\(\overline {\Delta t}  = \frac{{\Delta {t_1} + \Delta {t_2} + \Delta {t_3} + \Delta {t_4} + \Delta {t_5}}}{5} = \frac{{{{3.10}^{ - 4}} + 0 + {{2.10}^{ - 4}} + {{2.10}^{ - 4}} + {{10}^{ - 4}}}}{5} = 1,{6.10^{ - 4}}(s)\)

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 8 (SGK trang 14 (Sách Cánh Diều))

Hướng dẫn giải

- Những quy định an toàn trong phòng thực hành đã học là:

+ Mặc trang phục gọn gàng, nữ buộc tóc cao, đeo găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và thiết bị bảo vệ khác (nếu cần thiết).

+ Chỉ tiến hành thí nghiệm khi có người hướng dẫn.

+ Không ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm; không nếm hoặc ngửi hóa chất.

+ Nhận biết các vật liệu nguy hiểm trước khi làm thí nghiệm.

+ Sau khi làm xong thí nghiệm, thu gom chất thải để đúng nơi quy định, lau dọn sạch sẽ chỗ làm việc, sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ; rửa sạch tay bằng xà phòng.

- Một số biển cảnh báo có trong phòng thực hành ở môn Khoa học tự nhiên:

+ Chất dễ cháy

+ Chất độc

+ Nguồn điện nguy hiểm

+ Dụng cụ sắc nhọn

+ Thủy tinh dễ vỡ

+ Nhiệt độ cao

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Luyện tập 6 (SGK trang 14 (Sách Cánh Diều))

Hướng dẫn giải

Tác dụng của việc tuân thủ các biển báo an toàn trong phòng thực hành:

- Chống cháy, nổ

- Hạn chế các trường hợp nguy hiểm như: đứt tay, ngộ độc,…

- Tránh được các tổn thất về tài sản nếu không làm theo hướng dẫn

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)