Bài 7. Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian

Khởi động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 34)

Hướng dẫn giải

- Hình a: Chuyển động thẳng đều.

- Hình b: Vật đứng yên không chuyển động.

- Hình c: Với cùng một khoảng thời gian, vật (1) đi được quãng đường lớn hơn vật (2) nên vật (1) có tốc độ lớn hơn vật (2).

- Hình d: Vật (1) chuyển động theo chiều dương, vật (2) chuyển động theo chiều âm.

(Trả lời bởi Tiếng anh123456)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 34)

Hướng dẫn giải

* Đi từ nhà đến trường:

- Quãng đường đi được của bạn A là: \(s = 1000m\)

- Độ dịch chuyển:

Do chuyển động của bạn A từ nhà đến trường là chuyển động thẳng, không đổi chiều nên độ dịch chuyển bằng quãng đường đi được: \(s = d = 1000m\).

- Thời gian bạn A đi từ nhà đến trường là:

\(t = \frac{{1000.25}}{{100}} = 250{\rm{s}}\)

- Tốc độ: \(v = \frac{s}{t} = \frac{{1000}}{{250}} = 4\left( {m/s} \right)\)

- Vận tốc: \(v = \frac{d}{t} = \frac{{1000}}{{250}} = 4\left( {m/s} \right)\)

* Đi từ trường đến siêu thị:

- Quãng đường đi được của bạn A là:

\(s = 1000 - 800 = 200m\)

- Độ dịch chuyển: dịch chuyển ngược chiều dương nên \(d =  - 200m\)

- Thời gian bạn A đi từ trường đến siêu thị là:

\(t = \frac{{200.25}}{{100}} = 50{\rm{s}}\)

- Tốc độ: \(v = \frac{s}{t} = \frac{{200}}{{50}} = 4\left( {m/s} \right)\)

- Vận tốc: \(v = \frac{d}{t} =  - \frac{{200}}{{50}} =  - 4\left( {m/s} \right)\)

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Hoạt động 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 35)

Hướng dẫn giải

1.

Lập bảng ghi số liệu.

Độ dịch chuyển (m)

0

200

400

600

800

1000

800

Thời gian (s)

0

50

100

150

200

250

300

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (2)

Hoạt động 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 35)

Hướng dẫn giải

1.

Từ đồ thị ta thấy, trong 25s đầu người đó chuyển động thẳng từ O – A và không đổi chiều, độ dịch chuyển trong 25 s đầu là 50 m.

Suy ra: Mỗi giây người đó bơi được: \(\frac{{50}}{{25}} = 2\left( m \right)\)

Vận tốc của người đó là: \(v = \frac{d}{t} = \frac{{50}}{{25}} = 2\left( {m/s} \right)\)

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (3)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 35)

Hướng dẫn giải

Từ giây 45 đến giây 60, ta có t = 60 - 45 = 15 (s)

Người đó không đổi chiều chuyển động từ giây 45 đến 60 nên ta có: 

s = d = 40 - 25 = 15 (m).

=> Vận tốc (tốc độ) của người bơi là: \(v = \frac{d}{t} = \frac{{15}}{{15}} = 1(m/s)\).

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 36)

Hướng dẫn giải

1.

a) Vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian:

b) Mô tả chuyển động của xe:

- Từ 0 – 3 giây: xe chuyển động thẳng.

- Từ giây thứ 3 đến giây thứ 5: xe đứng yên (dừng lại)

c) Độ dịch chuyển của xe trong 3 giây đầu là:

\(d = 7 - 1 = 6m\)

Vận tốc của xe trong 3 giây đầu là:

\(v = \frac{{\Delta d}}{{\Delta t}} = \frac{6}{3} = 2\left( {m/s} \right)\)

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (2)

Em có thể 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 36)

Hướng dẫn giải

Ví dụ:

Một xe đua chuyển động thẳng trong quá trình thử tốc độ. Độ dịch chuyển của nó tại các thời điểm khác nhau được cho trong bảng.

Độ dịch chuyển (m)

 

 

0

85

170

255

340

Thời gian (s)

0

1

2

3

4

Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của xe đua:

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Em có thể 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 36)

Hướng dẫn giải

Ví dụ:

Một vật có đồ thị độ dịch chuyển – thời gian như hình vẽ.

a) Xác định vị trí của xe so với điểm xuất phát của xe ở giây thứ 2, giây thứ 4?

c) Xác định tốc độ và vận tốc của xe trong 3 giây đầu?

a)

- Ở giây thứ 2, xe cách điểm xuất phát 20 m

- Ở giây thứ 4, xe cách điểm xuất phát 40 m.

b)

Trong 3s đầu, xe chuyển động thẳng không đổi hướng nên tốc độ và vận tốc của xe như nhau: \(v=\dfrac{s}{t}\) =\(\dfrac{30}{3}\)= 10m/s

(Trả lời bởi Tiếng anh123456)
Thảo luận (1)