Bài 7. Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Chuyển động thẳng

Chuyển động thẳng là chuyển động có quỹ đạo chuyển động là đường thẳng.

Khi vật chuyển động thẳng theo một chiều không đổi thì độ dịch chuyển và quãng đường đi được có độ lớn như nhau d = s; vận tốc và tốc độ có độ lớn như nhau v = \(v\).

Khi vật đang chuyển động thẳng theo chiều dương, nếu đổi chiều chuyển động thì trong khoảng thời gian chuyển động ngược chiều đó quãng đường đi được vẫn có giá trị dương, còn độ dịch chuyển có giá trị âm; tốc độ vẫn có giá trị dương còn vận tốc có giá trị âm v = \(-v\).

@2547561@

II. Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian trong chuyển động thẳng

Trong chuyển động thẳng đều thì d = v.t (với v là một hẳng số). Biểu thức d = v.t có dạng giống biểu thức của hàm số y = a.x có đường biểu diễn là một đoạn thẳng.

Hình 1: Đồ thị hàm số y = a.x (a > 0)

Khi vật chuyển động thẳng với vận tốc không đổi v > 0 thì d = v.t. Phương trình này có dạng của hàm số y = ax nên có đồ thị ở Hình 1.

Hình 2: Đồ thị hàm số y = a.x + b (a < 0; b > 0)

Khi vật đang chuyển động thẳng, theo chiều dương, nếu đổi chiều chuyển động thì trong khoảng thời gian chuyển động ngược chiều đó, quãng đường đi được vẫn có giá trị dương còn độ dịch chuyển có giá trị âm. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian có dạng như Hình 2.

@2547621@

III. Vận tốc và đồ thị độ dịch chuyển - thời gian trong chuyển động thẳng

Vận tốc có giá trị bằng hệ số góc (độ dốc) của đường biểu diễn trong đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng.

1. Dùng đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng có thể mô tả được chuyển động: biết khi nào vật chuyển động, khi nào vật dừng, khi nào vật chuyển động nhanh, khi nào vật chuyển động chậm, khi nào vật đổi chiều chuyển động,…

2. Vận tốc có giá trị bằng hệ số góc (độ dốc) của đường biểu diễn trong đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng.