Bài 5. Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 - 1930

Câu hỏi mục 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 27)

Hướng dẫn giải

*Những nét chính về phong trào dân tộc dân chủ: 

- Diễn ra mạnh mẽ, hình thức đấu tranh phong phú, nhiều giai cấp – tầng lớp tham gia

+ Phong trào “chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá” (1919), phong trào đấu tranh chống tư bản Pháp độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất khẩu lúa gạo ở Nam Kỳ (1923)

+ Xuất bản các tờ báo: Chuông rè, An Nam trẻ

+ Lập các nhà xuất bản: Cường học thư xã, Nam đồng thư xã => truyền bá tư tưởng yêu nước, tiến bộ 

+ Lập các tổ chức chính trị: Thanh niên cao vọng, Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên

+ Một số phong trào đấu tranh chính trị như cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925), truy điệu và để tang Phan Châu Trinh

* Sự kiện đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu, lễ truy điệu và để tang Phan Châu Trinh lại có ý nghĩa quan trọng đối với phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918-1930 bởi vì đã tạo ra làn sóng đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân, kích thích tinh thần yêu nước trong mọi tầng lớp nhân dân, làm cho phong trào phát triển mạnh hơn, trong đó học sinh và sinh viên là lực lượng hăng hái nhất. Đồng thời đây cũng là dịp người dân biểu dương lực lượng, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ. Một số học sinh bị đuổi học và tự thôi học đã quyết chí ra đi tìm con đường mới để cứu nước. Có những người vượt biên giới sang Quảng Châu (Trung Quốc) tham dự các khoá huấn luyện của Nguyễn Ái Quốc, sau này trở về nước đã trở thành những hạt nhân trong các phong trào đấu tranh yêu nước theo khuynh hướng vô sản.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 28)

Hướng dẫn giải

Vào thời kỳ đầu, do số lượng còn ít, trình độ giác ngộ còn thấp nên những cuộc đấu tranh của công nhân chỉ diễn ra lẻ tẻ, rời rạc. Mục đích đấu tranh chủ yếu là đòi quyền lợi kinh tế như tăng lương, giảm giờ làm. Hình thức đấu tranh chủ yếu là đập phá máy móc, đánh cai ký, chủ thầu, phá giao kèo, bỏ trốn tập thể,…

Từ năm 1922, phong trào công nhân bắt đầu có nét khởi sắc mới. Đáng chú ý nhất là cuộc bãi công của 600 công nhân thợ nhuộm Sài Gòn-Chợ Lớn. Năm 1925, phong trào công nhân đã xuất hiện nhiều cuộc bãi công có quy mô lớn và có tổ chức lãnh đạo ở một mức độ nhất định. Trong đó, điển hình nhất là cuộc bãi công của 1000 công nhân Ba Son (Sài Gòn) vào tháng 8/1925 để ngăn không cho tàu chiến Pháp chở lính sang tham gia đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung Quốc.

Đặc điểm chung của phong trào công nhân Việt Nam thời kỳ này còn ở mức độ thấp, phụ thuộc vào phong trào yêu nước nói chung, mang tính chất tự phát, chưa tỏ rõ được sức mạnh của một lực lượng chính trị độc lập, chưa có ý thức rõ rệt về sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình. Cuộc bãi công Ba Son kết thúc thắng lợi đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam: không chỉ nhằm vào mục tiêu đấu tranh kinh tế mà cao hơn nữa còn nhằm vào mục đích chính trị, thể hiện tình đoàn kết giai cấp, đoàn kết quốc tế của công nhân Việt Nam. Đây là một mốc son rất quan trọng trong phong trào công nhân - giai đoạn công nhân Việt Nam bắt đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 28)

Hướng dẫn giải

Tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng: 

– Thành lập ngày 14-07-1928

– Chủ yếu hoạt động ở Trung Kỳ

– Chủ trương: Đánh đổ đế quốc, thiết lập xã hội bình đẳng, bác ái

–  Hoạt động: mở lớp huấn luyện, tổ chức, lãnh đạo một số cuộc đấu tranh của học sinh, tiểu thương, công nhân, sách báo tiến bộ

Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng (1927 – 1930)

–  Sự ra đời

+ Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, trào lưu dân chủ tư sản tiếp tục ảnh hưởng vào Việt Nam, đặc biệt là chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn, tác động đến một bộ phận tư sản dân tộc và tiểu tư sản Việt Nam.

+ Tiền thân là nhà xuất bản Nam Đồng thư xã, ngày 25/12/1927, Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Phạm Tuấn Tài thành lập Việt Nam Quốc dân đảng. 

+ Đây là tổ chức đại diện cho tư sản dân tộc theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.

– Tôn chỉ mục đích: chỉ nêu chung chung là “trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng”. Năm 1928, đảng nêu lên chủ nghĩa của đảng là “chủ nghĩa xã hội dân chủ”. 

+ Mục đích: đoàn kết lực lượng để đẩy mạnh cách mạng dân tộc, xây dựng nền dân chủ trực tiếp, giúp đỡ các dân tộc bị áp bức.

+ Nguyên tắc tư tưởng: Tự do – Bình đẳng – Bác ái

+ Chủ trương tiến hành “cách mạng bằng sắt và máu”.

– Thành phần: trí thức, học sinh, giáo viên, công chức, những người làm nghề tự do, một số thân hào ở nông thôn, một số binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

– Tổ chức cơ sở trong quần chúng rất ít, địa bàn hoạt động chỉ bó hẹp trong một số tỉnh ở Bắc kỳ, ở Trung kỳ và Nam kỳ không đáng kể.

– Hoạt động:

+ Tháng 2/1929, Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức ám sát trùm mộ phu Ba danh ở Hà Nội. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố, lực lượng của Đảng và quần chúng bị tổn thất nặng nề. Trước tình thế đó, những cán bộ lãnh đạo quyết định thực hiện cuộc bạo động cuối cùng với ý tưởng “không thành công cũng thành nhân”.

+ Cuộc khởi nghĩa Yên Bái nổ ra ngày 9/2/1930, trung tâm là thị xã Yên Bái, ở một số nơi có những hoạt động phối hợp như Phú Thọ, Sơn Tây, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội…, nhưng cuối cùng bị quân Pháp phản công và dập tắt.

+ Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại kéo theo sự tan rã hoàn toàn của Việt Nam quốc dân đảng, chấm dứt vai trò lịch sử của giai cấp tư sản Việt Nam trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.

Nguyên nhân thất bại Việt Nam quốc dân đảng: 

+ Giai cấp tư sản Việt Nam rất nhỏ yếu cả về kinh tế và chính trị 

+ Ngọn cờ tư tưởng tư sản không đủ khả năng giúp nhân dân Việt Nam thoát khỏi kiếp nô lệ.

+ Thiếu một đường lối chính trị đúng đắn và một phương pháp cách mạng khoa học.

+ Tổ chức rất lỏng lẻo, thiếu cơ sở trong quần chúng, nên không đủ sức chống đỡ trước sự tiến công của đế quốc Pháp.

+ Về khách quan, đây là lúc thực dân Pháp đang mạnh, đang củng cố được nền thống trị ở Đông Dương. So sánh lực lượng chưa có lợi cho phong trào yêu nước, thời cơ cách mạng cũng chưa xuất hiện.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 29)

Hướng dẫn giải

Thời gian

                                                Nội dung sự kiện

1919

Phong trào “chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá”

1923

Phong trào đấu tranh chống tư bản Pháp độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kỳ

1923

Thanh niên cao vọng thành lập

1925

Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt thành lập

1925

Đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu

1925

Công nhân xưởng Ba Son ở cảng Sài Gòn bãi công

1926

Lễ truy điệu, để tang Phan Châu Trinh

1927

Việt Nam Quốc dân đảng thành lập

1928

Tân Việt Cách mạng đảng thành lập

1930

Khởi nghĩa Yên Bái

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 29)

Hướng dẫn giải

* Giống nhau:

- Phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh mẽ

- Thành phần: trí thức, học sinh, giáo viên, công chức, những người làm nghề tự do, một số thân hào ở nông thôn

- Phản ánh tinh thần yêu nước, ý chí căm thù của nhân dân ta

* Khác nhau:

- Tân Việt Cách mạng đảng:

+ Đánh đổ đế quốc, thiết lập một XH bình đẳng, bác ái

+ Chủ yếu ở Trung Kì, ngoài ra còn có ở Bắc Kì

+ Mở lớp huấn luyện, tổ chức, lãnh đạo một số cuộc đấu tranh của học sinh, tiểu thương, công nhân, sách báo tiến bộ

- Việt Nam Quốc dân đảng:

+ chỉ nêu chung chung là “trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng”. Năm 1928, đảng nêu lên chủ nghĩa của đảng là “chủ nghĩa xã hội dân chủ”. 

+ Một số tỉnh ở Bắc kỳ, ở Trung kỳ và Nam kỳ không đáng kể.

+ Tiến hành "cách mạng bằng sắt và máu" thông qua vụ ám sát trùm mộ phu Badanh và cuộc khởi nghĩa Yên Bái

 

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 29)

Hướng dẫn giải

Nguyễn Thái Học nhận xét: “Đảng chúng ta có thể tiêu ma hết lực lượng. Một khi lòng sợ sệt đã chen vào đầu óc quần chúng khiến họ hết hăng hái, hết tin tưởng thì phong trào cách mạng có thể nguội lạnh như đám tro tàn, rồi người của Đảng cũng sẽ liên tiếp bị bắt dần, vô tình đã xô đẩy anh em vào cái chết lạnh lùng mòn mỏi ở các phòng ngục trại giam, âu là chết đi để thành cái gương phấn đấu cho người sau nối bước. Không thành công cũng thành nhân”. Khẩu hiệu “Không thành công cũng thành nhân” biểu lộ tính chất hấp tấp tiểu tư sản, tính chất hăng hái nhất thời và đồng thời cũng biểu lộ tính chất không vững chắc, non yếu của phong trào tư sản. Câu nói trên vẫn có ý nghĩa cho tới ngày này, không chỉ để tưởng nhớ đến Nguyễn Thái Học mà còn mang ý nghĩa một bài học nhân sinh, cổ vũ ý chí quyết tâm, đã làm nếu không thành công như ý mình muốn nhưng vẫn có thể thu vào cho bản thân bài học, những giá trị khác.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)