Bài 5. Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 - 1930

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Hãy trình bày những nét chính trong hoạt động của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng và tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng. Theo em, tại sao Việt Nam Quốc dân đảng đã không thể thành công?

datcoder
31 tháng 3 lúc 10:08

Tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng: 

– Thành lập ngày 14-07-1928

– Chủ yếu hoạt động ở Trung Kỳ

– Chủ trương: Đánh đổ đế quốc, thiết lập xã hội bình đẳng, bác ái

–  Hoạt động: mở lớp huấn luyện, tổ chức, lãnh đạo một số cuộc đấu tranh của học sinh, tiểu thương, công nhân, sách báo tiến bộ

Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng (1927 – 1930)

–  Sự ra đời

+ Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, trào lưu dân chủ tư sản tiếp tục ảnh hưởng vào Việt Nam, đặc biệt là chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn, tác động đến một bộ phận tư sản dân tộc và tiểu tư sản Việt Nam.

+ Tiền thân là nhà xuất bản Nam Đồng thư xã, ngày 25/12/1927, Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Phạm Tuấn Tài thành lập Việt Nam Quốc dân đảng. 

+ Đây là tổ chức đại diện cho tư sản dân tộc theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.

– Tôn chỉ mục đích: chỉ nêu chung chung là “trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng”. Năm 1928, đảng nêu lên chủ nghĩa của đảng là “chủ nghĩa xã hội dân chủ”. 

+ Mục đích: đoàn kết lực lượng để đẩy mạnh cách mạng dân tộc, xây dựng nền dân chủ trực tiếp, giúp đỡ các dân tộc bị áp bức.

+ Nguyên tắc tư tưởng: Tự do – Bình đẳng – Bác ái

+ Chủ trương tiến hành “cách mạng bằng sắt và máu”.

– Thành phần: trí thức, học sinh, giáo viên, công chức, những người làm nghề tự do, một số thân hào ở nông thôn, một số binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

– Tổ chức cơ sở trong quần chúng rất ít, địa bàn hoạt động chỉ bó hẹp trong một số tỉnh ở Bắc kỳ, ở Trung kỳ và Nam kỳ không đáng kể.

– Hoạt động:

+ Tháng 2/1929, Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức ám sát trùm mộ phu Ba danh ở Hà Nội. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố, lực lượng của Đảng và quần chúng bị tổn thất nặng nề. Trước tình thế đó, những cán bộ lãnh đạo quyết định thực hiện cuộc bạo động cuối cùng với ý tưởng “không thành công cũng thành nhân”.

+ Cuộc khởi nghĩa Yên Bái nổ ra ngày 9/2/1930, trung tâm là thị xã Yên Bái, ở một số nơi có những hoạt động phối hợp như Phú Thọ, Sơn Tây, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội…, nhưng cuối cùng bị quân Pháp phản công và dập tắt.

+ Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại kéo theo sự tan rã hoàn toàn của Việt Nam quốc dân đảng, chấm dứt vai trò lịch sử của giai cấp tư sản Việt Nam trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.

Nguyên nhân thất bại Việt Nam quốc dân đảng: 

+ Giai cấp tư sản Việt Nam rất nhỏ yếu cả về kinh tế và chính trị 

+ Ngọn cờ tư tưởng tư sản không đủ khả năng giúp nhân dân Việt Nam thoát khỏi kiếp nô lệ.

+ Thiếu một đường lối chính trị đúng đắn và một phương pháp cách mạng khoa học.

+ Tổ chức rất lỏng lẻo, thiếu cơ sở trong quần chúng, nên không đủ sức chống đỡ trước sự tiến công của đế quốc Pháp.

+ Về khách quan, đây là lúc thực dân Pháp đang mạnh, đang củng cố được nền thống trị ở Đông Dương. So sánh lực lượng chưa có lợi cho phong trào yêu nước, thời cơ cách mạng cũng chưa xuất hiện.