Bài 5: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 24)

Hướng dẫn giải

Khi các phản ứng hoá học xảy ra, lượng các chất phản ứng giảm dần, lượng các chất sản phẩm tăng dần. Vậy tổng khối lượng các chất trước và sau phản ứng có thay đổi không?

=> Không thay đổi 

(Trả lời bởi animepham)
Thảo luận (1)

Hoạt động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 24)

Hướng dẫn giải

Ta lấy cốc 1 đổ vào cốc 2 sinh ra phản ứng 

BaCl2   +   Na2SO4       BaSO4   +   2NaCl

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có 

mBaCl2   +    mNa2SO4    = mBaSO4  +   mNaCl 

Vậy tổng khối lượng các chất sản phẩm sau phản ứng bằng với tổng khối lượng chất sản phẩm 

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 25)

Hướng dẫn giải

Vì C tạo 2 liên kết đôi với các nguyên tử O tạo thành hợp chất carbon dioxide (sp duy nhất), nên KL của carbon dioxide bằng tổng khối lượng carbon và oxygen.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 25)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Xỉ than nhẹ hơn than tổ ong. Do sau khi đốt cháy than tổ ong (thành phần chính là carbon) sản phầm thu được ngoài xỉ than còn có các khí (thành phần chứa nguyên tố carbon) là carbon monoxide; carbon dioxide.

(Trả lời bởi 𝓗â𝓷𝓷𝓷)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 25)

Hướng dẫn giải

Vôi sống (calcium oxide) phản ứng với một số chất có mặt trong không khí như sau:

Calcium oxide + Carbon dioxide ——> Calcium carbonate

Calcium oxide + Nước ——> Calcium hydroxide

Khi làm thí nghiệm, một học sinh quên đậy nắp lọ đựng vôi sống (thành phần chính là CaO), sau một thời gian thì khối lượng của lọ sẽ tăng lên.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Hoạt động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 26)

Hướng dẫn giải

\(a,3Fe+O_2\rightarrow Fe_3O_4\)

\(b,Al+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2\)

\(c,Al_2\left(SO_4\right)_3+6NaOH\rightarrow2Al\left(OH\right)_3+3Na_2SO_4\)

\(d,CaCO_3+2HCl\rightarrow CaCl_2+CO_2+H_2O\)

 

(Trả lời bởi 𝓗â𝓷𝓷𝓷)
Thảo luận (1)

Câu 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 27)

Hướng dẫn giải

- Sơ đồ của phản ứng hoá học khác với phương trình hoá học ở điểm: sơ đồ hoá học chưa cho biết tỉ lệ về số nguyên tử hoặc số phân tử giữa các chất trong phản ứng. Sơ đồ phản ứng dùng mũi tên đứt, còn PTHH dùng mũi tên liền.

- Ý nghĩa của phương trình hoá học: Phương trình hoá học cho biết trong phản ứng hoá học, lượng các chất tham gia phản ứng và các chất sản phẩm tuân theo một tỉ lệ xác định.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 27)

Hướng dẫn giải

\(Na_2CO_3+Ba\left(OH\right)_2\rightarrow BaCO_3+2NaOH\)

Tỉ lệ: Số phân tử Na2CO3 : Số phân tử Ba(OH)2 : Số phân tử BaCO3 : Số phân tử NaOH = 1:1:1:2

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Câu 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 27)

Hướng dẫn giải

Phương trình:

loading...

Ta có tỉ lệ:

Số mol Fe : số mol O2 : số mol Fe2O3 = 4 : 3 : 2

Từ tỉ lệ số mol ta xác định được tỉ lệ khối lượng các chất:

Khối lượng Fe : khối lượng O2 : khối lượng Fe2O3 = (56 x 4) : (32 x 3) : (160 x 2) = 7 : 3 : 10

Vậy cứ 7 gam Fe phản ứng hết với 3 gam O2 tạo ra 10 gam Fe2O3

Do đó, từ 5,6 gam Fe có thể tạo ra tối đa (5,6 x 10) : 7 = 8 gam gỉ sắt

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)