Bài 5: Các phân tử sinh học

Câu hỏi mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 28)

Hướng dẫn giải

Để giảm thiểu nguy cơ thừa cân, béo phì chúng ta cần:

- Kiểm soát cân nặng hợp lí.

- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với thể trạng và độ tuổi.

- Thường xuyên vận động, thể dục thể thao.

- Ăn ngủ đúng giờ, lập kế hoach đồng hồ sinh học hợp lí, hiệu quả.

- Hạn chế thức ăn nhanh, chiên rán ngập dầu, chiên lại nhiều lần

(Trả lời bởi Trần Ngọc Thảo Quyên)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 28)

Hướng dẫn giải

Khái niệm phân tử sinh học: Phân tử sinh học là những phân tử hữu cơ được tổng hợp và tồn tại trong các tế bào sống. Các phân tử sinh học chính bao gồm protein, lipid, carbohydrate, nucleic acid

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 28)

Hướng dẫn giải

Đặc điểm chung của các phân tử sinh học:

- Có kích thước và khối lượng phân tử lớn.

- Thường được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân hợp thành nên được gọi là các polymer.

- Thành phần hóa học chủ yếu của các phân tử sinh học là các nguyên tử carbon và các nguyên tử hydrogen, chúng liên kết với nhau hình thành nên bộ khung hydrogen đa dạng. Bộ khung hydrogen có khả năng liên kết với các nhóm chức khác nhau tạo ra một số hợp chất với các đặc tính khác nhau. (Trả lời bởi Trần Ngọc Thảo Quyên)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 31)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 31)

Hướng dẫn giải

Con người thường ăn những bộ phận của thực vật để lấy tinh bột đó là:

- Các bộ phận có chức năng dự trữ dinh dưỡng như: Củ, quả, hạt.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 31)

Hướng dẫn giải

Con người không tiêu hóa được cellulose nhưng cellulose lại giúp ích trong tiêu hóa thức ăn: Cellulose kích thích các tế bào niêm mạc ruột tiết ra dịch nhầy làm cho thức ăn được di chuyển trơn tru trong đường ruột đảm bảo cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi và hiệu quả.

(Trả lời bởi Trần Ngọc Thảo Quyên)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 33)

Hướng dẫn giải

- Lipid là một nhóm chất rất đa dạng về cấu trúc nhưng có đặc tính chung là kị nước. Lipid không hoặc rất ít tan trong nước vì chúng chứa một lượng lớn các liên kết C-H không phân cực, tạo nên các sợi dài và chứa ít nguyên tử oxygen

* Mỡ và dầu

- Dầu và mỡ là chất dự trữ năng lượng của tế bào và cơ thể.

- Dung môi hoà tan nhiều loại vitamin quan trọng với cơ thể như vitamin A, D, E, K,...

Phospholipid

- Phospholipid có vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc màng của các loại tế bào

* Steroid

- Steroid bao gồm nhiều loại như cholesterol, testosterone, estrogen, vitamin D và cortisone,... Cholesterol là thành phần quan trọng của màng tế bào, đồng thời cũng là chất tiền thân để tạo nên testosterone và estrogen là những hormone phát triển các đặc điểm khác biệt giữa nam và nữ.

* Carotenoid

- Con người và động vật khi ăn carotenoid sẽ chuyển hoá nó thành vitamin A, chất này sau đó được chuyển đổi thành sắc tố võng mạc, rất có lợi cho thị giác.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 33)

Hướng dẫn giải

- Phospholipid là một loại chất béo phức tạp, được cấu tạo từ một phân tử glycerol liên kết với 2 axit béo ở một đầu, đầu còn lại liên kết với nhóm phosphate(-PO)

- Nhóm phosphate thường liên kết với một nhóm được gọi là choline, tạo thành phosphatidylcholine.

=> Phospholipid là một chất lưỡng cực

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 33)

Hướng dẫn giải

- Trong cà chua hay hành chứa nhiều loại vitamin có bản chất là lipid như vitamin A, D, E, K,... đây là các vitamin không hoặc ít tan trong nước, nhưng tan tốt trong dung môi hữu cơ (Lipid) vì vậy khi chưng cà chua hoặc hành trong mỡ giúp chúng ta dễ hấp thu các vitamin này hơn.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 36)

Hướng dẫn giải

- Có 20 loại amino acid tham gia cấu tạo nên các protein.

- Các amino acid đều được cấu tạo từ một nguyên tử carbon trung tâm liên kết với một nhóm amino (-NH), một nhóm carboxyl (-COOH), một nguyên tử H và một chuỗi bên còn gọi là nhóm R - nhóm R quyết định sự khác nhau giữa các amino acid.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)