Khi đi trên sàn nhà trơn ướt, ta có thể bị trượt ngã. Em có thể giải thích tại sao không?
Khi đi trên sàn nhà trơn ướt, ta có thể bị trượt ngã. Em có thể giải thích tại sao không?
Lực ma sát là lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc?
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiLực ma sát là lực tiếp xúc. Vì lực ma sát xuất hiện ở giữa bề mặt tiếp xúc của một vật với bề mặt của một vật khác.
(Trả lời bởi datcoder)
Xác định phương và chiều của lực ma sát trong các hình 44.2?
Thảo luận (3)Hướng dẫn giải- Lực ma sát trong Hình 44.2 a và 44.2 b có:
+ Phương: nằm ngang.
+ Chiều: từ phải sang trái.
(Trả lời bởi datcoder)
Mỗi em hãy tìm một ví dụ cho mỗi loại lực ma sát?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiMột số ví dụ về lực ma sát là:
- ma sát nghỉ: cái bàn đứng yên...
-ma sát trượt: đẩy tủ đồ, phanh xe dừng lại...
- ma sát lăn: vòng bi của bánh xe đang quay thì dừng lại...
(Trả lời bởi Thái Hưng Mai Thanh)
Ổ bi lắp ở trục quay (hình 44.5) có tác dụng gì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiỔ bi có tác dụng chuyển đổi ma sát trượt thành ma sát lăn, làm giảm lực ma sát lên các vật chuyển động, đảm bảo cho các thiết bị, máy móc, linh kiện được vận hành một cách dễ dàng, thuận lợi.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Hãy chỉ ra lực ma sát trong các tình huống sau đây và nói rõ có tác dụng cản trở hay thúc đẩy chuyển động.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) - Lực ma sát trượt xuất hiện ở giữa má phanh với vành bánh xe và giữa mặt đường với bánh xe => Lực ma sát có tác dụng cản trở chuyển động của xe đạp.
b) - Lực ma sát nghỉ xuất hiện giữa mặt đất và thùng hàng.
=> Lực ma sát nghỉ cản trở lực đẩy của người.
=> Lực ma sát nghỉ có tác dụng cản trở chuyển động của thùng hàng.
c) - Lực ma sát trượt xuất hiện giữa mặt đất và thùng hàng.
- Lực đẩy của họ đã thẳng được lực ma sát.
=> Lực ma sát trượt có tác dụng cản trở chuyển động.
d) - Xe không chuyển động được vì lực ma sát trượt giữa đất và bánh xe lớn, lực ma sát nghỉ giữa đất và bánh xe quá nhỏ, không đủ để làm thúc đẩy xe chuyển động lên được.
=> Cách khắc phục : Chèn thêm gạch đá, hoặc lót ván vào vùng lầy nhằm tăng lực ma sát nghỉ.
=> Lực ma sát nghỉ có tác dụng thúc đẩy chuyển động.
e) - Lực ma sát có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái và có tác dụng giúp ta không bị ngã về phía trước.
=> Lực ma sát có tác dụng thúc đẩy chuyển động.
(Trả lời bởi datcoder)
Tại sao trên mặt lốp xe lại có các khía rãnh (hình 44.7)?. Đi xe mà lốp có các khía rãnh đã bị mòn thì có an toàn không? Tại sao?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Khía rãnh trên vỏ lốp xe giúp tăng ma sát giữa bánh xe và mặt đường khiến xe chuyển động dễ dàng hơn về phía trước.
- Đi xe mà lốp có các khía rãnh đã bị mòn thì không an toàn lốp xe đã mòn làm giảm lực ma sát giữa lốp xe và mặt đường, xe sẽ bị trơn trượt, gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Tại sao khi phanh gấp, lốp xe ô tô để lại một vệt đen dài trên đường nhựa?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiKhi phanh gấp, lốp xe ô tô để lại một vệt đen dài trên đường nhựa do lực ma sát lăn của bánh xe bỗng dưng phanh lại trở thành ma sát trượt tác dụng lên mặt đường, làm mòn lốp xe và in lại vết.
(Trả lời bởi Thái Hưng Mai Thanh)
Hãy giải thích ý nghĩa của biển báo chỉ dẫn tốc độ giới hạn chạy trên đường cao tốc mô tả trong Hình 44.8?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải
Biển báo hiệu đường cao tốc.
Biển báo tốc độ tối đa 120km/h, tốc độ tối thiểu 70km/h.Biển báo tốc độ tối đa khi trời mưa là 100km/h.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận về sự lợi, hại của việc dùng ôtô bánh lốp cao su chạy trên đường nhựa và tàu hỏa bánh sắt chạy trên đường sắt. Tập trung vào khía cạnh an toàn giao thông.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Việc dùng ô tô bánh lốp cao su chạy trên đường nhựa:
+ Có lợi: Vì lực ma sát giữa mặt đường và lốp xe cao su rất lớn, làm xe chuyển động chậm trên đường => giúp xe chuyển động trên đường được an toàn hơn
+ Có hại: Để xe di chuyển được trên đường cần tiêu tốn nhiều năng lượng để thắng lực ma sát giữa lốp xe và mặt đường.
- Việc dùng tàu hỏa bánh sắt chạy trên đường sắt:
+ Có lợi: Vì tàu hỏa có khối lượng rất lớn nên bánh xe tàu hỏa phải được làm bằng kim loại để chịu được sức nặng của tàu hỏa. Ngoài ra, bánh xe bằng kim loại được mài nhẵn, kết hợp với đường ray làm từ kim loại làm giảm lực ma sát khi hai bề mặt đó tiếp xúc nhau.
+ Có hại: trọng tải lớn làm ảnh hưởng tới mặt đường.
(Trả lời bởi datcoder)