Bài 4. Tính chất hóa học của carbohydrate

Thực hành 5 (SGK Cánh Diều trang 31)

Hướng dẫn giải

Hiện tượng: xuất hiện màu xanh tím

Giải thích: phân tử tinh bột hấp phụ iodine tạo thành hợp chất có màu xanh tím.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thực hành 6 (SGK Cánh Diều trang 32)

Hướng dẫn giải

Khi cho dung dịch hồ tinh bột và 1 ml H2SOđặt trong nồi nước sôi, khi nhỏ 1-2 giọt dung dịch Itrong KI, ống nghiệm (1) có màu vàng (màu của dung dịch I2 trong KI) vì tinh bột bị thủy phân trong môi trường acid tạo ra maltose và glucose không có phản ứng với Itrong KI

Nếu dung dịch có màu xanh tím tức là ống nghiệm (1) phản ứng thủy phân tinh bột chưa xảy ra hoàn toàn.

Khi nhỏ dung dịch đã thủy phân sang ống nghiệm 2, cho từng giọt dung dịch NaOH và dung dịch CuSO4 sẽ tạo kết tủa trắng Cu(OH)2. Lắc đều và đun nóng ống nghiệm kết tủa trắng tan dần tạo dung dịch xanh lam, nếu tiếp tục đun nóng nhẹ sẽ xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch. Vì khi thủy phân tinh bột tạo ra glucose có phản ứng tạo phức copper (II) hydroxide.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Cánh Diều trang 32)

Hướng dẫn giải

a) Thành phần tinh bột trong hạt đại mạch bị thủy phân tạo ra maltose, glucose.

b) Để xác định thời điểm quá trình thủy phân tinh bột có thể sử dụng dung dịch I2 trong KI vì sản phẩm thủy phân của tinh bột không có phản ứng tạo màu xanh tím với dung dịch I2 trong KI.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thực hành 7 (SGK Cánh Diều trang 32)

Hướng dẫn giải

Ống nghiệm (2) xuất hiện kết tủa trắng Cu(OH)2, sau khi lắc đều và đun nóng nhẹ, kết tủa trắng tan dần tạo dung dịch xanh lam, nếu tiếp tục đun nóng nhẹ màu xanh lam chuyển thành kết tủa đỏ gạch.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Cánh Diều trang 32)

Hướng dẫn giải

Nhóm chức – CHO trong phân tử glucose có phản ứng trong môi trường kiềm tạo kết tủa đỏ gạch.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Cánh Diều trang 33)

Hướng dẫn giải

Một số động vật có enzyme cellulase tạo môi trường để thủy phân cellulose trong cây cỏ.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thực hành 8 (SGK Cánh Diều trang 33)

Hướng dẫn giải

Miếng bông có tẩm hóa chất khi đốt không có khói, có tiếng nổ nhỏ vì cellulose trong miếng bông đã có phản ứng với acid HNO3 trong môi trường H2SO4 đặc nóng tạo ra cellulose trinitrate

Miếng bông không có hóa chất cháy có khói, mùi khét.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thực hành 9 (SGK Cánh Diều trang 33)

Hướng dẫn giải

Phản ứng dung dịch NaOH với CuSO4 tạo ra kết tủa trắng Cu(OH)2, khi cho thêm dung dịch NH3 tạo ra phức chất xanh lam của ion Cu2+ với ammonia. Sau khi cho nhúm bông vào cốc có chứa phức chất, nhúm bông tan dần tạo thành dung dịch đồng nhất.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài tập 1 (SGK Cánh Diều trang 34)

Hướng dẫn giải

Trong phân tử glucose có nhóm chức – CHO có phản ứng làm mất màu nước bromine, phân tử fructose có chứa nhóm chức – CO không làm mất màu nước bromine.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài tập 2 (SGK Cánh Diều trang 34)

Hướng dẫn giải

Thuốc thử Tollens (dung dịch AgNO3/NH3) có môi trường kiềm, trong môi trường kiềm glucose và fructose chuyển hóa lẫn nhau nên không thể phân biệt 2 dung dịch.

Trong phân tử glucose có nhóm chức – CHO có phản ứng làm mất màu nước bromine, phân tử fructose có chứa nhóm chức – CO không làm mất màu nước bromine nên có thể dung phản ứng với dung dịch bromine để phân biệt 2 dung dịch.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)