Bài 4. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

Câu hỏi khởi động (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 22)

Hướng dẫn giải

Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:

- Các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử.

- Các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được sắp xếp thành một hàng.

- Các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau được xếp thành một cột.

Chúng ta biết được một số thông tin từ bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học:

- Sử dụng bảng tuần hoàn để biết các thông tin của một nguyên tố hóa học:

+ Tên nguyên tố

+ Số hiệu nguyên tử

+ Kí hiệu hóa học

+ Khối lượng nguyên tử.

- Sử dụng bảng tuần hoàn để biết vị trí của nguyên tố hóa học (ô, chu kì, nhóm). Từ đó nhận ra được tính chất cơ bản của nguyên tố (kim loại, phi kim, khí hiếm)

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 9 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 29)

Hướng dẫn giải

ngoại trừ He, các nguyên tố khí hiếm còn lại đều có số e lớp ngoài cùng là 8

(Trả lời bởi Nguyễn Phú Thiên)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 29)

Hướng dẫn giải

- Người ta bơm khí hidro hoặc heli vào khinh khí cầu vì hai khí đó đều nhẹ hơn không khí. Còn oxy nặng hơn không khí nên ko bơm vào đc

- Nhưng bơm heli thì sẽ an toàn hơn vì hidro dễ gây nổ

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Bài tập 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 30)

Bài tập 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 30)

Bài tập 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 30)

Hướng dẫn giải

A thì Si chu kì 3, còn lại chu kì 2

B tất cả chu kì 3

C có K và Fe chu kì 4, Ar chu kì 3

D có B chu kì 2 còn Al chu kì 3

=> Chọn  B

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Bài tập 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 30)

Hướng dẫn giải

Kim loại

Phi kim

Khí hiếm

Ge, Pb, Mo, Ba, Hg

S, Br, C,

Ar

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Bài tập 5 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 30)

Hướng dẫn giải

a) Magnesium (Mg) thuộc ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn.

b) Neon (Ne) thuộc ô số 10, chu kì 2, nhóm VIIIA trong bảng tuần hoàn.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Bài tập 6 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 30)

Hướng dẫn giải

Oxygen (O) là nguyên tố hóa học không thể thiếu cho sự hô hấp của con người và sinh vật trên Trái Đất. Một lượng khí oxygen được con người hít vào đi qua phổi vào máu, từ đó oxygen được tim co bóp đưa đi đến khắp các tế bào trên cơ thể, nuôi dưỡng và giúp các bộ phận khác hoạt động ổn định.

Người ta có thể nhịn ăn, nhịn uống nhiều ngày nhưng nhịn thở thì không thể kéo dài trong vòng vài phút. Nếu não không được cung cấp oxygen thì sau 4 - 5 phút đã bắt đầu bị tổn thương, sau 9 – 10 phút sẽ bị tổn thương không phục hồi. Oxygen có vai trò rất quan trọng đối với sự sống, cơ thể thiếu oxygen là nguyên nhân của nhiều bệnh. Da thiếu oxygen nhanh chóng bị lão hóa, sạm, khô, độ đàn hồi kém, dễ hình thành các nếp nhăn, thậm chí mất cân bằng của sự bài tiết chất nhờn và trở nên xám xỉn, dễ nổi mụn. Não thiếu oxygen lâu dài sẽ dẫn đến trí nhớ suy giảm, mỏi mắt, cao huyết áp, xung huyết não, tắc nghẽn mạch máu, xơ mạch máu,…

Để cơ thể khỏe mạnh, làm việc có năng suất cần luôn đảm bảo đủ nhu cầu oxygen cho cơ thể. Tạo môi trường sống, làm việc, nghỉ ngơi thông thoáng và có nhiều cây xanh là biện pháp cung cấp oxygen tự nhiên hữu ích.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 23)

Hướng dẫn giải

a)

1 lớp:H,He

2 lớp:Li, Be, B, C, N, O, F

3 lớp:Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl, Ar

4 lớp:K,Ca

b)

1 e ngoài cùng:H, Li, Na, K 

2 e ngoài cùng:Be, Mg, Ca

3 e ngoài cùng:B, Al

 

(Trả lời bởi Nguyễn Ngọc Thiện Nhân)
Thảo luận (1)