Bài 4: Phép đối xứng tâm

Bài 1 (SGK trang 15)

Hướng dẫn giải

Dễ thấy A' = {D_{o}}^{}(A) = (1;-3)

Để tìm ảnh của đường thẳng d ta có thể dùng các cách sau:

Cách 1:

Đường thẳng d đi qua B(-3;0) và C (-1;1). Do đó ảnh của d qua phép đối xứng tâm O là đường thẳng d' đi qua B' = \(D_O\) (B) = (3;0) và C' = \(D_O\) (C) = (1;-1). suy ra phương trình của d' là: \(\dfrac{x-3}{1-3}=\dfrac{y}{-1}\) hay x - 2y - 3 = 0

Cách 2:

Đường thẳng d đi qua B(-3;0), d' là ảnh của d qua phép đối xứng tâm O nên nó song song với d. Do đó d' có phương trình x- 2y +C =0, nó đi qua B' =( 3;0) là ảnh của B qua phép đối xứng tâm O/ Do đó 3+C=0. Từ đó suy ra C = -3

Vậy ảnh của d qua phép đối xứng tâm O là đường thẳng d' có phương trình x-2y-3=0

(Trả lời bởi qwerty)
Thảo luận (2)

Bài 2 (SGK trang 15)

Hướng dẫn giải

Hình bình hành và lục giác đều là những hình có tâm đối xứng.

(Trả lời bởi Trần Đăng Nhất)
Thảo luận (2)

Bài 3 (SGK trang 15)

Hướng dẫn giải

Đường thẳng, hình gồm hai đường thẳng song song là những hình có vô số tâm đối xứng.

(Trả lời bởi qwerty)
Thảo luận (2)

Bài 1.11 (Sách bài tập - trang 18)

Hướng dẫn giải

TenAnh1 TenAnh1 D = (10.94, -6.12) D = (10.94, -6.12) D = (10.94, -6.12)
Ảnh của tam giác ABC qua phép đối xứng tâm E là tam giác A'B'C'.

(Trả lời bởi Bùi Thị Vân)
Thảo luận (1)

Bài 1.12 (Sách bài tập - trang 18)

Bài 1.13 (Sách bài tập - trang 18)

Hướng dẫn giải

Giao của d và d' với Ox lần lượt là \(A\left(-2;0\right)\)\(A'\left(8;0\right)\). Phép đối xứng qua tâm cần tìm biến A thành A' nên tâm đối xứng của nó là \(I=\left(3;0\right)\)

(Trả lời bởi Nguyen Thuy Hoa)
Thảo luận (1)

Bài 1.14 (Sách bài tập - trang 18)