Bài 4. Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường trên bản đồ

Câu hỏi 1 mục 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 109)

Hướng dẫn giải

Một số đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu: điểm, đường, diện tích:

– Những đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu điểm: Cảng biển, sân bay, lúa, lạc, mía, cà phê, cao su, quế, trâu bò, lợn, thiếc, sắt, mangan, crom, cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản.

– Những đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu đường: Ranh giới quốc gia, ranh giới tỉnh, đường ô tô, đường sắt, hướng tấn công của quân ta…

– Những đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu diện tích: Bãi tôm, bãi cá, vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp,…

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 2, 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 112)

Câu hỏi 2 mục 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 109)

Hướng dẫn giải

– Bảng chú giải thứ hai của bản đồ hành chính, bảng chú giải thứ nhất của bản đồ tự nhiên.

– Ba đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ hành chính: thủ đô (ngôi sao đỏ), Thành phố trực thuộc trung ương ( chấm tròn tô đỏ), đường sắt (đoạn thẳng liền màu đen)

– Ba đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ tự nhiên: phân tầng độ sâu (các hình chữ nhật màu xanh nối tiếp nhau và đậm dần), đỉnh núi, độ sâu (hình núi màu đen, bên trên ghi độ cao 3143), phân tầng độ sâu (các hình chữ nhật màu đỏ nối tiếp nhau và thay đổi màu sắc nhạt dần).

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 mục 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 109)

Hướng dẫn giải

* Bản đồ Tự nhiên thế giới trang 96 – 97 SGK:

- Nội dung: Bản đồ Tự nhiên thế giới. Lãnh thổ được thể hiện là toàn thế giới.

- Tỉ lệ bản đồ 1: 110 000 000

- Các kí hiệu trong bảng chú giải thể hiện những đối tượng địa lí: đầm lầy, hoang mạc, sa mạc, thềm băng, sông băng, sông hồ thác, núi lửa, san hô, độ cao đỉnh núi, độ sâu đại dương, phân tầng địa hình.

- Dãy núi ở Châu Mỹ: dãy Rooc-ky, dãy An-đét; đồng bằng A-ma-dôn; sông Mi-xi-xi-pi, sông A-ma-dôn...

* Bản đồ hành chính Việt Nam trang 110 SGK:

- Nội dung: Bản đồ hành chính Việt Nam. Lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ là lãnh thổ Việt Nam.

- Tỉ lệ bản đồ 1: 10 000 000

- Thủ đô: Hà Nội; các thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM, Cần Thơ.

- Các kí hiệu trong bản đồ thể hiện những đối tượng địa lí: Thủ đô, thành phố trực thuộc Trung ương, tên tỉnh, ranh giới tỉnh, biên giới quốc gia, các tỉnh được đánh số trên bản đồ và các chữ cái viết tắt trên bản đồ.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 mục 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 109)

Hướng dẫn giải

- Theo đề bài, ta có tỉ lệ 1 : 10 000 000 nghĩa là cứ 1 cm trên bản đồ tương ứng với 10 000 000 cm trên thực tế.

- Công thức: Khoảng cách thức tế = Khoảng cách hai địa điểm trên bản đồ x tỉ lệ bản đồ.

- Học sinh đo khoảng cách trên bản đồ bằng thước rồi áp dụng công thức trên sẽ tính được chiều dài đoạn sông Mê Công từ Thủ đô Viêng Chăn (Lào) đến Thủ đô Phnôm Pênh (Cam-pu-chia).

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 111)

Luyện tập và vận dụng 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 112)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Khi thể hiện các đối tượng:

- Sông, ranh giới tỉnh: kí hiệu đường.

- Vùng trồng rừng: kí hiệu vùng

- Mỏ khoáng sản, nhà máy: kí hiệu điểm.

(Trả lời bởi Lấp La Lấp Lánh)
Thảo luận (1)