Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
- Hệ thống các kí hiệu bản đồ được coi là ngôn ngữ đặc biệt của bản đồ.
- Kí hiệu bản đồ chứa đựng các nội dung cần phản ánh về mặt vị trí, phân bố, số lượng, sự phát triển,... trong không gian.
- Kí hiệu bản đồ được chia thành:
+ Các loại kí hiệu bản đồ: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích.
+ Các dạng kí hiệu bản đồ: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình.
- Chú giải bản đồ gồm hệ thống kí hiệu và giải thích ý nghĩa của các kí hiệu đó để người sử dụng đọc được nội dung bản đồ.
- Bảng chú giải thường được bố trí ở khu vực dưới hoặc khu vực trống trên bản đồ.
- Khi đọc bản đồ, ta cần phải đọc bảng chú giải và hiểu được ý nghĩa của các kí hiệu trước khi đọc nội dung bản đồ.
Cách đọc bản đồ
- Đọc tên các bản đồ để biết nội dung và lãnh thổ thể hiện.
- Biết tỉ lệ bản đồ thể hiện có thể đo tính khoảng cách giữa các đối tượng.
- Đọc kí hiệu trong bảng chú giải để nhận biết các đối tượng trên bản đồ.
- Xác định các đối tượng địa lí cần quan tâm trên bản đồ.
- Trình bày mối quan hệ của các đối tượng địa lí.
- Bước 1: Xác định nơi đi và nơi đến, hướng đi trên bản đồ.
- Bước 2: Tìm các cung đường có thể đi và lựa chọn cung đường thích hợp với mục đich.
- Bước 3: Dựa vào tỉ lệ bản đồ để xác định khoảng cách thực tế.
b. Tìm đường trên Google Maps
Để tìm đường trên Google Maps, ta thực hiện các bước:
Bước 1: Mở Google Maps trên các thiết bị. Bản đồ hiển thị trên Google Maps đặt mặc định phần phía trên là hướng bắc.
Bước 2: Để tìm một địa điểm, ta nhập tên địa điểm vào ô tìm kiếm, sau đó Google Maps sẽ tự động đánh dấu địa điểm đó bằng chấm tròn có màu sắc nổi bật để nhận diện.
Bước 3: Để tìm đường đi từ một địa điểm đến một địa điểm khác, ta cần nhập tên hai địa điểm vào ô nơi đi, nơi đến. Google Maps sẽ đưa ra kết quả bao gồm: khoảng cách, đường đi, hướng di chuyển...