Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật

Câu hỏi mở đầu (SGK Cánh diều - Trang 147)

Hướng dẫn giải

- Các sinh vật duy trì nòi giống bằng cách: sinh sản (đẻ con, đẻ trứng,…).

- Ví dụ: con mèo đẻ con, con gà đẻ trứng, người đẻ con,...

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh diều - Trang 147)

Hướng dẫn giải

- Kết quả của sinh sản: Tạo ra những cá thể mới, làm tăng số lượng cá thể của loài.

- Ý nghĩa của sinh sản: Bảo đảm sự phát triển kế tục của loài

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh diều - Trang 148)

Hướng dẫn giải

 - Mô tả quá trình sinh sản ở cây rau má và trùng đế giày:

+ Quá trình sinh sản của cây rau má: Từ một phần thân bò của cây mẹ phát triển thành một cây con mới.

 + Quá trình sinh sản của trùng đế giày: Cơ thể mẹ phân đôi thành hai cơ thể trùng giày con.

- Sinh sản ở 2 sinh vật này (rau má và trùng đế giày) không có sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái.

- Các sinh vật này (rau má và trùng đế giày) có hình thức sinh sản vô tính.

- Cơ thể con sinh ra giống nhau và giống mẹ vì cơ thể con chỉ nhận được chất di truyền từ cơ thể mẹ nên chúng giống nhau và giống mẹ.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh diều - Trang 148)

Hướng dẫn giải

a. Lá bỏng con được sinh ra từ lá của cây mẹ.

b. Cây dâu tây con được sinh ra từ thân của cây mẹ.

c. Cây gừng con được sinh ra từ thân rễ của cây mẹ.

d. Cây khoai lang được sinh ra từ rễ củ của cây mẹ.

- Các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật:

+Sinh sản sinh dưỡng là sự hình thành cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng như rễ, thân, lá.

+Điểm khác biệt của các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật chính là cơ quan sinh dưỡng phát sinh thành cây con.

(Trả lời bởi Quỳnhh-34- 6.5 Phạm như)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Cánh diều - Trang 148)

Hướng dẫn giải

Ví dụ về các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật:

- Cây rau má khi bò trên đất ẩm, ở mỗi mấu thân có hiện tượng mọc ra rễ. Mỗi mấu thân như vật khi tách ra có thể thành một cây mới.

- Cây khoai tây sinh sản bằng thân củ.

- Cây sắn, rau muống, rau ngót có thể hình thành những cây mới từ các mấu trên thân.

- Cây lá bỏng, khi lá rụng xuống thời gian sau mọc rất nhiều cây con từ lá đó.

-v..v.v...

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Cánh diều - Trang 149)

Hướng dẫn giải

Tiêu chí

Nảy chồi

Trinh sản

Phân mảnh

Khái niệm

- Từ cơ thể mẹ nảy ra một cái chồi. Chồi này phát triển thành cá thể mới.

- Trứng không thụ tinh mà phát triển thành cá thể mới.

- Cá thể mới được sinh ra từ một mảnh của cơ thể mẹ.

Đặc điểm

- Lúc đầu, cá thể mới phát triển gắn liền với sinh vật mẹ. Sau khi trưởng thành, mới tách hẳn khỏi cơ thể mẹ.

- Cá thể mới có vật chất di truyền giống cơ thể mẹ.

- Cá thể mới luôn là giống đực.

- Cá thể mới có vật chất di truyền khác cơ thể mẹ.

- Từ một mảnh khuyết thiếu từ mẹ sẽ phát triển đầy đủ thành một cá thể mới hoàn thiện.

- Cá thể mới có vật chất di truyền giống cơ thể mẹ.

Ví dụ

Thuỷ tức

Ong

Sao biển

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Tìm hiểu thêm (SGK Cánh diều - Trang 149)

Hướng dẫn giải

- Ong chúa và ong thợ đều được sinh ra từ trứng đã thụ tinh. Tuy nhiên, ong chúa được chăm sóc trong mũ chúa ngay từ bé và được cho ăn hoàn toàn bằng sữa ong chúa. Còn ấu trùng ong thợ được nuôi trong các tổ thường và chỉ được cho ăn sữa ong chúa trong 3 ngày đầu tiên rồi được nuôi bằng mật ong và phấn hoa cho tới khi trưởng thành.

- Về vai trò:

 + Ong chúa là một con ong cái phát triển hoàn chỉnh. Ong chúa có nhiệm vụ đẻ trứng để tăng quân đồng thời đảm bảo sự tồn tại của đàn ong. Đồng thời, con ong chúa còn có nhiệm vụ duy trì trật tự xã hội của đàn ong

 + Ong thợ đảm nhận tất cả các công việc nặng nhọc nhất trong đàn ong như xây tổ, chăm sóc ấu trùng, ong non và ong chúa, tìm kiếm thức ăn, phòng chống kẻ thù,…

- Trong tổ ong có sự khác nhau về hình thái và vai trò của các loại ong chúa, ong thợ và ong đực vì để đảm bảo trật tự xã hội trong một tổ ong.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Cánh diều - Trang 149)

Hướng dẫn giải

- Bằng cách sinh sản vô tính, một sinh vật tạo ra một bản sao di truyền giống hệt hoặc giống hệt nhau.

- Ví dụ cho thấy sinh sản vô tính có vai trò quan trọng trong việc duy trì các đặc điểm của sinh vật: Có 1 cây ăn quả có chất lượng quả tốt muốn tạo ra một vườn cây ăn quả có cùng chất lượng thì cần tiến hành các hình thức cho cây ăn quả trên sinh sản vô tính.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Cánh diều - Trang 149)

Hướng dẫn giải

Các biện pháp nhân giống vô tính ở thực vật và ví dụ:

- Nuôi cấy mô: Cây phong lan, cây sâm ngọc linh,…

- Giâm cành: cây rau muống, cây rau ngót, cây hoa hồng,…

- Chiết cành: Cây cam, bưởi, táo,...

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Vận dụng 1 (SGK Cánh diều - Trang 149)

Hướng dẫn giải

Ví dụ người ta áp dụng SS vô tính để nhân giống cây rau con, sau đó bán cho nhiều hộ dân trồng với giá 1000đ/1 cây

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)