Bài 31. Động học của chuyển động tròn đều

Khởi động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 120)

Hướng dẫn giải

Khi xe mô tô đua vào khúc cua thì bộ phận của xe chuyển động tròn là: bánh xe.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 120)

Hướng dẫn giải

1.

Ta có \(\theta \) = 1 rad

\( \Rightarrow \theta  = \frac{s}{r} = 1 \Rightarrow s = r\)

Vậy góc chắn tâm bằng 1 radian thì độ dài cung bằng bán kính đường tròn.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (3)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 121)

Hướng dẫn giải

Thông qua quan sát, ta thấy:

1. Tốc độ của các điểm khác nhau trên kim là như nhau.

2. Độ dịch chuyển góc trong cùng khoảng thời gian của các điểm khác nhau trên kim là như nhau.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 121)

Hướng dẫn giải

1.

Chu kì quay của kim giờ là 12 giờ = 43200 s

Chu kì quay của kim phút là 60 phút = 3600 s

Tốc độ góc của kim giờ là: \({\omega _h} = \frac{{2\pi }}{{{T_h}}} = \frac{{2\pi }}{{43200}} \approx {1,5.10^{ - 4}}(rad/s)\)

Tốc độ góc của kim phút là: \({\omega _{phút}} = \frac{{2\pi }}{{{T_{phút}}}} = \frac{{2\pi }}{{3600}} \approx 1,{75.10^{ - 3}}(rad/s)\)

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 121)

Hướng dẫn giải

1.

a) Chu kì là khoảng thời gian để vật quay hết một vòng tròn

+ Chu kì quay của kim phút là 60 phút = 3600 giây

+ Chu kì quay của kim giây là 60 giây

b) Ta có: \(v = \omega .r = \frac{{2\pi }}{T}.r\)

\(\begin{array}{l}{v_{phút}} = \frac{{2\pi }}{{{T_{phút}}}}.{r_{phút}}\\{v_{giây}} = \frac{{2\pi }}{{{T_{giây}}}}.{r_{giây}}\end{array}\)

\( \Rightarrow \frac{{{v_{phút}}}}{{{v_{giây}}}} = \frac{{{r_{phút}}}}{{{r_{giây}}}}.\frac{{{T_{giây}}}}{{{T_{phút}}}} = \frac{4}{5}.\frac{{60}}{{3600}} = \frac{1}{{75}}\)

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (2)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 122)

Hướng dẫn giải

1.

+ Vận tốc có độ lớn không đổi nhưng hướng luôn thay đổi ( vận tốc là đại lượng vecto)

+ Tốc độ có độ lớn và hướng không đổi (tốc độ là đại lượng vô hướng).

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (3)

Em có thể 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 122)

Em có thể 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 122)

Hướng dẫn giải

Ví dụ: Một quạt máy quay với tần số 600 vòng/phút. Cánh quạt dài 0,8 m. Tính tốc độ và tốc độ góc của một điểm ở đầu cánh quạt.

Giải:

- Trong một giây, quạt máy quay được số vòng là: f = \(\dfrac{600}{60}\) = 10 vòng/s

- Tốc độ góc của một điểm ở đầu cánh quạt là:

ω = \(\dfrac{2\pi}{t}\) = 2π.f = 2π.10 ≈ 62,83rad/s

- Tốc độ của một điểm ở đầu cánh quạt là:

v = ω.r = 62,83.0,8 = 50,264m/s

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)