Họa sĩ thiết kế logo hình con cá cho một doanh nghiệp kinh doanh hải sản. Logo là hình phẳng giới hạn bởi hai parabol với các kích thước được cho trong Hình 3 (đơn vị trên mỗi trục tọa độ là decimét).
Làm thế nào để tính diện tích của logo?
Họa sĩ thiết kế logo hình con cá cho một doanh nghiệp kinh doanh hải sản. Logo là hình phẳng giới hạn bởi hai parabol với các kích thước được cho trong Hình 3 (đơn vị trên mỗi trục tọa độ là decimét).
Làm thế nào để tính diện tích của logo?
Cho hàm số y = f(x) = x2. Xét hình phẳng (được tô màu) gồm tất cả các điểm M(x; y) trên mặt phẳng tọa độ sao cho 1 ≤ x ≤ 2 và 0 ≤ y ≤ x2 (Hình 4). Hình phẳng đó được gọi là hình thang cong AMNB giới hạn bởi đồ thị của hàm số f(x) = x2, trục Ox và hai đường thẳng x = 1, x = 2.
Chia đoạn [1; 2] thành n phần bằng nhau bởi các điểm chia:
\(x_0=1;x_1=1+\dfrac{1}{n};x_2=1+\dfrac{2}{n},...,x_{n-1}=1+\dfrac{n-1}{n},x_n=1+\dfrac{n}{n}=2\) (Hình 5)
a) Tính diện tích T0 của hình chữ nhật dựng trên đoạn [x0; x1] với chiều cao là f(x0).
Tính diện tích T1 của hình chữ nhật dựng trên đoạn [x1; x2] với chiều cao là f(x1).
Tính diện tích T2 của hình chữ nhật dựng trên đoạn [x2; x3] với chiều cao là f(x2).
…
Tính diện tích Tn – 1 của hình chữ nhật dựng trên đoạn [xn – 1; xn] với chiều cao là f(xn–1).
b) Đặt Sn = T0 + T1 + T2 + … + Tn – 1. Chứng minh rằng:
Sn = \(\dfrac{1}{2}\).[f(x0) + f(x1) + f(x2) + … + f(xn – 1)].
Tổng Sn gọi là tổng tích phân cấp n của hàm số f(x) = x2 trên đoạn [1; 2].
Cho đồ thị hàm số y = f(x) = 2x (x ∈ [0; 2]). Xét tam giác vuông OAB giới hạn bởi đồ thị của hàm số f(x) = 2x, trục Ox và đường thẳng x = 2.
a) Tính diện tích tam giác vuông OAB.
b) Giả sử F(x) là một nguyên hàm của f(x) = 2x trên đoạn [0; 2]. Tính F(2) – F(0). Từ đó hãy chứng tỏ rằng Stam giác vuông OAB = F(2) – F(0).
Cho hàm số f(x) = x2.
a) Chứng tỏ F(x) = \(\dfrac{x^3}{3}\); G(x) = \(\dfrac{x^3}{3}+C\) là các nguyên hàm của hàm số f(x) = x2.
b) Chứng minh rằng F(b) – F(a) = G(b) – G(a), tức là hiệu số F(b) – F(a) không phụ thuộc việc chọn nguyên hàm.
Tính: \(\int\limits^{\pi}_0\cos udu.\)
So sánh \(\int\limits^1_02xdx\) và \(2\int\limits^1_0xdx.\)
Cho \(\int\limits^{\pi}_0\sin xdx=2\). Tính \(\int\limits^{\pi}_0\sin xdx\).
So sánh:
a) \(\int\limits^1_0\left(2x+3\right)dx\) và \(\int\limits^1_02xdx+\int\limits^1_03dx\);
b) \(\int\limits^1_0\left(2x-3\right)dx\) và \(\int\limits^1_02xdx-\int\limits^1_03dx\).
Tính \(\int\limits^2_1\left(x^3-x\right)dx\).
So sánh \(\int\limits^1_02xdx+\int\limits^2_12xdx\) và \(\int\limits^2_02xdx\).